PHÚC ÂM: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
- Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
- Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
- Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả..
- Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.
- Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
- Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
- Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Lectio Divina: Lễ Các Thánh Nam Nữ – Mátthêu 5:1-12a"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Chủ Nhật 1 Tháng Mười Một, 2020
https://dongcatminh.org/event/lectio-divina-le-cac-thanh-nam-nu-mattheu-51-12a/Lectio Divina | Lectio Divina Năm A
Lắng nghe Lời Chúa
Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa, ý nghĩa của cuộc đời chúng con là đi tìm kiếm Lời Chúa, là Lời đến với chúng con trong con người của Đức Kitô. Xin Chúa hãy ban cho con có khả năng đón nhận những gì mới mẻ trong bài Tin Mừng của Tám Mối Phúc Thật, để cho con có thể thay đổi đời sống mình. Con sẽ không biết gì về Chúa nếu không nhờ vào ánh sáng những Lời được phán ra bởi Đức Giêsu, Con Một Chúa, Đấng đã đến cho chúng con biết về những sự kỳ diệu của Chúa. Khi con yếu đuối, nếu con đến với Người, Lời của Thiên Chúa, thì con sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi con hành xử cách dại khờ, sự khôn ngoan của Tin Mừng Chúa sẽ khôi phục con để thưởng thức Thiên Chúa và tình yêu lân tuất của Người. Người hướng dẫn con đến lối đi của đời sống. Khi một vài biến dạng xuất hiện trong con, con suy niệm Lời Chúa thì hình ảnh về tư cách của con trở nên xinh đẹp. Khi sự cô đơn dễ khiến cho con trở nên khô khan, thì hôn ước tâm linh của con với Người làm cho đời sống con thăng hoa kết quả. Khi con khám phá ra nỗi buồn hay sự đau khổ trong con, thì ý nghĩ về Chúa, là phương cách tốt đẹp duy nhất của con dẫn đến niềm hân hoan. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu có nói rằng gom lại tất cả những ước ao được nên thánh là sự tìm kiếm Thiên Chúa mãnh liệt và việc lắng nghe tha nhân: “Nếu em không là gì cả, thì hãy nhớ rằng Chúa Giêsu là tất cả. Vì vậy, em phải đánh mất điều bé nhỏ không là gì của mình vào trong sự vô hạn của Người và không nghĩ đến một điều gì khác ngoại trừ điều duy nhất đáng yêu hơn hết này…” (trích Những Lá Thư, 87, gửi cho chị Marie Guérin).
Tám Mối Phúc Thật
Mt 5:1-12a
1 Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. 2 Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
3 “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
5 Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
6 Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả.
7 Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.
8 Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
9 Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
11 “Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.
12 Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời; quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước các con cũng bị người ta bách hại như thế”.
Ba mối phúc thật đầu tiên:
i) Câu công bố đầu tiên liên quan đến người nghèo:
“Phúc biết bao cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Người đọc có thể bị kích động: làm thế nào mà người nghèo khó lại có thể hạnh phúc được? Trong Kinh Thánh, người nghèo khó là những kẻ không có gì trong tay và hơn hết cả là từ bỏ giả định việc họ lo xây dựng cho hiện tại và tương lai của mình, và vì thế để còn có thì giờ và tập trung vào công việc nhà Chúa và Lời của Ngài. Người nghèo khó, theo nghĩa Kinh Thánh, luôn không phải là một ai đó sống khép kín với chính mình, đau khổ, tiêu cực, mà là một người luôn mở lòng ra mới Thiên Chúa và với tha nhân. Thiên Chúa là tất cả kho tàng của người ấy. Chúng ta có thể nói đến thánh Têrêsa thành Avila: Hạnh phúc là những ai có được kinh nghiệm rằng “chỉ có một mình Thiên Chúa là quá đủ!”, có nghĩa là họ rất giàu có trong Thiên Chúa.
Một tác giả lớn về tâm linh hiện đại đã mô tả sự nghèo khó như sau: “Khi người ta không hoàn toàn dốc sạch trái tim mình, thì Thiên Chúa không thể đổ đầy nó với chính Ngài. Khi bạn dọn trống trái tim mình, thì Chúa sẽ đổ đầy nó. Nghèo khó là sự trống rỗng, không chỉ ở những gì liên quan đến tương lai mà cũng còn đến quá khứ. Không phải là một hối tiếc cũng chẳng là một hoài niệm, không phải là một ưu tư cũng chẳng là một ước mơ! Thiên Chúa không thuộc về quá khứ, Thiên Chúa không thuộc về tương lai: Người ở trong hiện tại! Hãy để quá khứ của bạn lại với Thiên Chúa, hãy dâng tương lai của bạn cho Thiên Chúa. Sự nghèo khó của bạn là sống với hiện tại, sự Hiện Tại của Thiên Chúa thì vĩnh cửu” (Lm Divo Barsotti).
Đây là mối phúc thật thứ nhất, không chỉ vì nó là mối phúc thật đầu tiên trong nhiều mối phúc thật, mà bởi vì nó dường như tóm gọn tất cả những mối phúc thật khác trong sự đa dạng của chúng.
ii) “Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.” Người ta có thể than khóc vì quá đau đớn hay thống khổ. Điều này nhấn mạnh một sự thật rằng chúng ta đang đối phó với một tình huống nghiêm trọng mặc dù các động cơ hay lý do không được nhắc đến. Nếu chúng ta muốn xác định ngày hôm nay “những ai đau buồn” chúng ta có thể nghĩ đến tất cả các Kitô hữu đã gìn giữ các đòi hỏi của Nước Trời và chịu đau khổ bởi vì nhiều khía cạnh tiêu cực trong Giáo Hội; thay vì tập trung vào sự thánh thiện, Giáo Hội lại cho thấy những chia rẽ và bất toàn. Họ cũng có thể là những kẻ chịu đau khổ bởi vì tội lỗi và mâu thuẫn của họ và những kẻ, trong một cách nào đó, đã trì hoãn việc cải đổi của họ. Đối với những người này, chỉ có Thiên Chúa mới có thể mang đến tin tức về “Đấng an ủi”.
iii) “Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp”. Mối phúc thật thứ ba nói về sự hiền lành. Đây là đức tính không còn được phổ biến hiện nay. Thay vào đó, đối với nhiều người, nó có một ý nghĩa tiêu cực và bị xem như là một sự yếu kém hoặc là một tính điềm tĩnh biết cách kiềm chế cảm xúc của mình. Chữ “hiền lành” trong Kinh Thánh có nghĩa là gì? Sự hiền lành được nhớ đến như những người vui hưởng sự an lạc (Tv 37:10), vui vẻ, được Thiên Chúa chúc phúc và yêu thương. Họ cũng tương phản với những kẻ làm ác, vô thần và tội lỗi. Vì vậy, Cựu Ước cho chúng ta sự phong phú về ý nghĩa mà không đưa ra một định nghĩa duy nhất nào.
Trong Tân Ước, chúng ta gặp chữ này lần đầu tiên là trong sách Tin Mừng theo Mátthêu 11:29: “Hãy học cùng Ta vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhu”. Lần thứ hai là ở trong câu Mt 21:5, khi thánh Mátthêu mô tả lại việc Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem và trích dẫn sách tiên tri Giacaria 2:9: “Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với người hiền hậu”. Thật ra, Tin Mừng Mátthêu có thể được coi như là Tin Mừng của sự hiền lành.
Thánh Phaolô cũng nói rằng sự hiền lành là một căn tính tốt của người Kitô hữu. Trong thư gửi các tín hữu Côrintô 2Cr 10:1 ông khuyên các tín hữu “tôi xin dựa vào lòng nhân từ và khoan dung của Đức Kitô mà khuyên nhủ anh em”. Trong thư gửi các tín hữu Galát 5:22, sự hiền hòa được coi là một trong những hoa quả của Chúa Thánh Thần trong trái tim của các tín hữu và bao gồm việc hiền lành, tiết độ, chậm bất bình, tử tế và kiên nhẫn đối với những người khác. Một lần nữa trong thư gửi tín hữu Êphêsô 4:32 và Côlôssê 3:12, thái độ hiền hòa là một phần của người Kitô hữu và là dấu hiệu của con người mới trong Đức Kitô.
Cuối cùng, một lời chứng hùng hồn trích từ thư của thánh Phêrô 1Pr 3:3-4: “Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa; nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thùy mị, hiền hòa: đó chính là điều quý giá trước mặt Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu dùng chữ “hiền hòa” như thế nào? Một định nghĩa làm sáng tỏ thực sự là định nghĩa về người hiền lành được đưa ra bởi Đức Hồng Y Carlo Maria Martini “người hiền lành, theo ý nghĩa của các mối phúc thật, là người mà mặc dù trước sự nhiệt thành của các cảm xúc của mình, vẫn giữ được sự bình tĩnh và nhu mì, không chiếm hữu, nội tâm thảnh thơi, luôn rất tôn trọng mầu niệm của sự tự do, bắt chước Thiên Chúa trong khía cạnh này, Đấng làm tất cả mọi việc liên quan đến người khác và khuyên người ta vâng lời mà không bao giờ dùng bạo lực. Tính hiền lành thì trái ngược lại với tất cả các hình thức kiêu căng về luân lý hay vật chất, nó sẽ chiến thắng bằng hòa bình thay vì chiến tranh, bằng đối thoại thay vì áp đặt”.
Đối với lời giải thích khôn ngoan này, chúng ta thêm vào lời của một nhà chú giải nổi tiếng khác: “Sự hiền lành được nói đến trong các mối phúc thật thì không có gì khác hơn là khía cạnh của sự khiêm nhu mà tự nó thể hiện trong sự niềm nở hòa nhã cách thực tế trong việc người ấy cư xử với tha nhân. Sự hiền lành như thể tìm thấy được trong hình ảnh và tấm gương hoàn hảo trong con người của Đức Giêsu, hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Quả thật, sự hiền lành như thế đối với chúng ta dường như giống như một hình thức từ thiện, kiên nhẫn và chu đáo tế nhị đối với người khác” (Jacques Dupont).
Suy niệm để Lời Chúa soi sáng chúng ta
a) Tôi có thể chấp nhận những dấu hiệu về sự nghèo khó nhỏ bé trong đời sống của tôi không? Ví dụ, khi sức khỏe yếu kém và khi hơi se mình? Tôi có tạo ra những đòi hỏi quá đáng không?
b) Tôi có thể chấp nhận an phận về sự nghèo nàn và mỏng dòn của tôi không?
c) Tôi có cầu nguyện như một người nghèo khó, như một người cầu xin ân sủng của Thiên Chúa với lòng khiêm nhường, cầu xin lòng thương xót và tha thứ của Người không?
d) Được linh ứng từ sứ điệp của Chúa Giêsu về sự hiền lành, tôi có từ bỏ bạo lực, sự trả thù và ý tưởng báo thù không?
e) Tôi có khuyến khích, trong gia đình và nơi làm việc, một tinh thần nhân ái, dịu dàng và hòa hoãn không?
f) Tôi có trả thù với ác ý, bóng gió hoặc ám chỉ gây hấn với ác ý không?
g) Tôi có chăm sóc đến người yếu đuối nhất, những kẻ không thể tự vệ không? Tôi có kiên nhẫn với người già cả không? Tôi có đón tiếp khách lạ bơ vơ, những kẻ thường bị bóc lột nơi làm việc không?
Lời nguyện kết
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chỉ cho chúng con con đường của các mối phúc thật để chúng con có thể đến với niềm hạnh phúc đó là sự viên mãn của đời sống và vì thế thánh thiện. Tất cả chúng con đều được kêu gọi nên thánh, nhưng kho báu duy nhất của các thánh là Thiên Chúa. Lạy Chúa, Lời của Chúa, lời kêu gọi nên thánh đến với tất cả những ai trong phép rửa đã được chọn bởi tình yêu của Chúa Cha, để nên giống Đức Giêsu Kitô. Chúng con cảm tạ Chúa, vì các thánh Chúa đã đặt trên đường đi của chúng con và những người thể hiện tình yêu của Chúa. Chúng con xin lòng tha thứ của Chúa nếu chúng con đã làm hoen ố khuôn mặt Chúa trong chúng con và đã từ chối lời kêu gọi trở nên thánh của chúng con.
https://dongcatminh.org/event/lectio-divina-le-cac-thanh-nam-nu-mattheu-51-12a/Lectio Divina | Lectio Divina Năm A
Rejoice and Be Glad, for Your Reward Is Great in Heaven
Alternate reading: Matthew 23:1-12GOSPEL READING: Matthew 5:1-12a
1 Seeing the crowds, he went up on the mountain, and when he sat down his disciples came to him. 2 And he opened his mouth and taught them, saying: 3 "Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven. 4 "Blessed are those who mourn, for they shall be comforted. 5 "Blessed are the meek, for they shall inherit the earth. 6 "Blessed are those who hunger and thirst for righteousness, for they shall be satisfied. 7 "Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy. 8 "Blessed are the pure in heart, for they shall see God. 9 "Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God. 10 "Blessed are those who are persecuted for righteousness' sake, for theirs is the kingdom of heaven. 11 "Blessed are you when men revile you and persecute you and utter all kinds of evil against you falsely on my account. 12 Rejoice and be glad, for your reward is great in heaven
Meditation:
What is the good life which God intends for us? And how is it related with the ultimate end or purpose of life? Is it not our desire and longing for true happiness, which is none other than the complete good, the sum of all goods, leaving nothing more to be desired? Jesus addresses this question in his sermon on the mount. The heart of Jesus' message is that we can live a very happy life. The call to holiness, to be saints who joyfully pursue God's will for their lives, can be found in these eight beatitudes. Jesus' beatitudes sum up our calling or vocation - to live a life of the beatitudes. The word beatitude literally means "happiness" or "blessedness".
God gives us everything that leads to true happiness
What is the significance of Jesus' beatitudes, and why are they so central to his teaching? The beatitudes respond to the natural desire for happiness that God has placed in every heart. They teach us the final end to which God calls us, namely the coming of God's kingdom (Matthew 4:17), the vision of God (Matthew 5:8; 1 John 2;1), entering into the joy of the Lord (Matthew 25:21-23)and into his rest (Hebrews 4:7-11). Jesus' beatitudes also confront us with decisive choices concerning the life we pursue here on earth and the use we make of the goods he puts at our disposal.
Jesus' tells us that God alone can satisfy the deepest need and longing of our heart. Teresa of Avila's (1515-1582) prayer book contained a bookmark on which she wrote: Let nothing disturb you, let nothing frighten you. All things pass - God never changes. Patience achieves all it strives for. Whoever has God lacks nothing -God alone suffices.
Is God enough for you? God offers us the greatest good possible - abundant life in Jesus Christ (John 10:10) and the promise of unending joy and happiness with God forever. Do you seek the highest good, the total good, which is above all else?
The beatitudes are a sign of contradiction to the world's way of happiness
The beatitudes which Jesus offers us are a sign of contradiction to the world's understanding of happiness and joy. How can one possibly find happiness in poverty, hunger, mourning, and persecution? Poverty of spirit finds ample room and joy in possessing God as the greatest treasure possible. Hunger of the spirit seeks nourishment and strength in God's word and Spirit. Sorrow and mourning over wasted life and sin leads to joyful freedom from the burden of guilt and spiritual oppression.
God reveals to the humble of heart the true source of abundant life and happiness. Jesus promises his disciples that the joys of heaven will more than compensate for the troubles and hardships they can expect in this world. Thomas Aquinas said: "No one can live without joy. That is why a person deprived of spiritual joy goes after carnal pleasures." Do you know the happiness of hungering and thirsting for God alone?
Lord Jesus, increase my hunger for you and show me the way that leads to everlasting peace and happiness. May I desire you above all else and find perfect joy in doing your will.
God gives us everything that leads to true happiness
What is the significance of Jesus' beatitudes, and why are they so central to his teaching? The beatitudes respond to the natural desire for happiness that God has placed in every heart. They teach us the final end to which God calls us, namely the coming of God's kingdom (Matthew 4:17), the vision of God (Matthew 5:8; 1 John 2;1), entering into the joy of the Lord (Matthew 25:21-23)and into his rest (Hebrews 4:7-11). Jesus' beatitudes also confront us with decisive choices concerning the life we pursue here on earth and the use we make of the goods he puts at our disposal.
Jesus' tells us that God alone can satisfy the deepest need and longing of our heart. Teresa of Avila's (1515-1582) prayer book contained a bookmark on which she wrote: Let nothing disturb you, let nothing frighten you. All things pass - God never changes. Patience achieves all it strives for. Whoever has God lacks nothing -God alone suffices.
Is God enough for you? God offers us the greatest good possible - abundant life in Jesus Christ (John 10:10) and the promise of unending joy and happiness with God forever. Do you seek the highest good, the total good, which is above all else?
The beatitudes are a sign of contradiction to the world's way of happiness
The beatitudes which Jesus offers us are a sign of contradiction to the world's understanding of happiness and joy. How can one possibly find happiness in poverty, hunger, mourning, and persecution? Poverty of spirit finds ample room and joy in possessing God as the greatest treasure possible. Hunger of the spirit seeks nourishment and strength in God's word and Spirit. Sorrow and mourning over wasted life and sin leads to joyful freedom from the burden of guilt and spiritual oppression.
God reveals to the humble of heart the true source of abundant life and happiness. Jesus promises his disciples that the joys of heaven will more than compensate for the troubles and hardships they can expect in this world. Thomas Aquinas said: "No one can live without joy. That is why a person deprived of spiritual joy goes after carnal pleasures." Do you know the happiness of hungering and thirsting for God alone?
Lord Jesus, increase my hunger for you and show me the way that leads to everlasting peace and happiness. May I desire you above all else and find perfect joy in doing your will.
No comments:
Post a Comment