Chúa Nhật 6-6-21 - Lễ Mình và Máu Đức Kitô

Chúa Nhật 6-6 - Lễ Mình và Máu Đức Kitô 



Mc 14,12-16. 22-26 

Đây là máu giao ước của Ta sẽ đổ ra cho nhiều người


12 Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? “13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó.14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta.”16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. 22 Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy.”23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này.24 Người bảo các ông: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người.25 Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.”26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu.

Suy niệm:

Tại sao Đức Giêsu cho mình là “đồ ăn và thức uống” đối với các môn đệ? Chúa Giêsu đã chọn thời gian lễ Vượt Qua để hoàn tất những gì Người đã công bố trước kia ở Caphanaum – ban cho các môn đệ mình và máu Người (Ga 6,51-58). Lễ Vượt Qua của Đức Giêsu dành cho Cha bởi cái chết và sự sống lại, Lễ Vượt Qua mới, được tiên báo trong Bữa Tiệc Ly và được cử hành trong Thánh lễ hay Bữa tiệc của Chúa, sẽ hoàn tất lễ Vượt Qua của người Dothái và báo trước lễ Vượt Qua cuối cùng của Giáo hội trong vinh quang vương quốc của Thiên Chúa.

Đây là bữa ăn ý nghĩa nhất của Đức Giêsu và việc làm quan trọng nhất của việc bẻ bánh của Người. Trong bữa ăn này, Đức Giêsu đồng hóa bánh là mình Người và rượu là máu Người. Khi Đức Giêsu truyền cho các môn đệ ăn mình Người và uống máu Người, Người cũng mời gọi chúng ta đón nhận sự sống của Người vào trong lòng chúng ta (Ga 6,53). Sự sống mà Người ban cho đó là sự sống thật của chính Thiên Chúa. Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, ân huệ mình và máu Người trong Bữa Tiệc, và lời hứa của Người cùng ăn với các môn đệ khi nước Thiên Chúa đến trong tất cả sự trọn vẹn của nó được liên kết không chia lìa.

Đức Giêsu đã dạy các môn đệ “hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Những lời này thiết lập Bàn Tiệc của Chúa hay Bí tích Thánh Thể là sự “tưởng niệm” cái chết đền tội của Đức Giêsu, sự sống lại, và lời hứa lại đến của Người. “Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết cho tới khi Người lại đến” (1Cor 11,26). Sự cử hành Bữa tiệc của Chúa của chúng ta tiên báo ngày cuối cùng, khi Đức Giêsu sẽ ăn tiệc mới với các môn đệ trong bữa tiệc cưới trên trời của Con Chiên và vị Hôn thê của Người. Bạn có biết niềm vui được uống chén của Đức Kitô và ăn bánh của Bàn tiệc của Người trong sự chân thành không?

Máccô gắn kết bữa tiệc ly với cái chết của Đức Giêsu và việc vương quốc của Thiên Chúa lại đến. Đức Giêsu biến đổi lễ Vượt qua của Cựu ước thành bữa tiệc “giao ước mới trong máu Thầy”.

Trong Cựu ước, bánh và rượu được dâng tiến trong hy lễ tạ ơn như một dấu chỉ của sự nhận thức biết ơn Đấng tạo hóa là Đấng ban phát và duy trì sự sống. Menkisêđê, người vừa là tư tế vừa là vua (St 14,18; Hr 7,1-4), đã dâng tiến bánh và rượu. Của lễ của ông đã tiên báo của lễ Đức Giêsu thực hiện, vị Thượng tế và là Vua của chúng ta (Hr 7,26; 9,11; 10,12). Sự tưởng nhớ về bánh manna trong hoang địa nhắc nhở dân Israen rằng họ sống – không chỉ bởi bánh trần gian – nhưng bởi bánh của Lời Chúa (Đnl 8,3).

Bánh không men ở lễ Vượt Qua và bánh manna kỳ diệu trong hoang địa là bảo chứng của sự trung thành của Thiên Chúa đối với những lời hứa của Người. “Chén chúc tụng” ở cuối bữa ăn Vượt qua của người Dothái hướng tới sự mong đợi Đấng cứu tinh về việc tái thiết thành Giêrusalem. Đức Giêsu đã đem lại một ý nghĩa mới và cuối cùng cho sự chúc tụng của bánh và chén khi Người thiết lập “Bữa Tiệc của Chúa” hay “Bí tích Thánh Thể”. Người nói về sự hiện diện của mình và máu Người trong bữa ăn mới này. Khi ở bữa tiệc ly, Đức Giêsu diễn tả máu Người, “đỗ ra cho nhiều người được tha tội” (Mt 26,28), Người giải thích sự đóng đinh sắp tới của Người là lễ tế cho các tội lỗi. Cái chết của Người trên thập giá hoàn thành hy lễ của chiên Vượt qua. Đó là lý do tại sao Gioan tẩy giả gọi Người là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian”. Đức Giêsu biến mình thành lễ vật và hy tế, một món quà thật sự làm hài lòng Cha. Người “đã tự hiến tế mà không làm ô danh Thiên Chúa” (Hr 9,14) và “tự hiến mình như của lễ dâng cho Thiên Chúa” (Ep 5,2). Bữa ăn này là sự tưởng niệm về cái chết và sự sống lại của Người.

Khi chúng ta đón nhận từ bàn tiệc của Chúa, chúng ta hiệp nhất mình với Đức Giêsu Kitô, Đấng làm cho chúng ta thành những người thông dự vào mình và máu Người. Thánh Ignatius thành Antioch (35-107 A.D.) gọi đây là “bánh cung cấp thần dược, thuốc giải cho sự chết, và lương thực cho chúng ta sống vĩnh viễn trong Đức Giêsu Kitô” (Eph 20,2). Thần lương này là sự chữa lành cho cả thân xác và linh hồn, và là sức mạnh cho cuộc hành trình về Thiên đàng. Khi tới bàn tiệc của Chúa, bạn muốn nhận lãnh điều gì? Sự chữa lành, ơn tha thứ, sự an ủi, và sự bồi dưỡng cho linh hồn mình? Thiên Chúa còn có nhiều hơn thế dành cho chúng ta, hơn cả điều chúng ta cầu xin hay tưởng tượng. Kết quả chính yếu của việc lãnh nhận từ bàn tiệc của Chúa chính là sự kết hợp mật thiết với chính Đức Kitô. Giống như chất nuôi dưỡng thân xác phục hồi lại sức khỏe đã mất, Bí tích Thánh Thể tăng cường cho chúng ta lòng mến, và giúp chúng ta dứt bỏ những gắn bó bất chính với các thụ tạo, và ăn rễ sâu trong tình yêu của Đức Kitô. Bạn có đói khát “bánh sự sống” không?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa nuôi dưỡng và duy trì chúng con với chính sự hiện diện và lời ban sự sống của Chúa. Chúa là bánh sự sống – là lương thực bởi trời duy trì chúng con bây giờ và đem lại sự sống đời đời trong chúng con. Chớ gì con luôn luôn đói khát Chúa và thỏa mãn trong một mình Chúa mà thôi.

Sunday (June 6): “This is my blood of the covenant, which is poured out for many”

Scripture: Mark 14:12-16,22-26

12 And on the first day of Unleavened Bread, when they sacrificed the Passover lamb, his disciples said to him, “Where will you have us go and prepare for you to eat the Passover?” 13 And he sent two of his disciples, and said to them, “Go into the city, and a man carrying a jar of water will meet you; follow him, 14 and wherever he enters, say to the householder, `The Teacher says, Where is my guest room, where I am to eat the Passover with my disciples?’ 15 And he will show you a large upper room furnished and ready; there prepare for us.” 16 And the disciples set out and went to the city, and found it as he had told them, and they prepared the Passover. 22 And as they were eating, he took bread, and blessed, and broke it, and gave it to them, and said, “Take; this is my body.” 23 And he took a cup, and when he had given thanks he gave it to them, and they all drank of it. 24 And he said to them, “This is my blood of the covenant, which is poured out for many. 25 Truly, I say to you, I shall not drink again of the fruit of the vine until that day when I drink it new in the kingdom of God.” 26 And when they had sung a hymn, they went out to the Mount of Olives.

Meditation:

Why did Jesus offer himself as “food and drink” to his disciples? Jesus chose the time of Passover to fulfil what he had announced earlier at Capernaum – giving his disciples his body and his blood (John 6:51-58). Jesus’ passing over to his Father by his death and resurrection, the new Passover, is anticipated in the Last Supper and celebrated in the Eucharist or Lord’s Supper, which fulfils the Jewish Passover and anticipates the final Passover of the church in the glory of God’s kingdom.

This is the most significant meal of Jesus and the most important occasion of his breaking of bread. In this meal, Jesus identifies the bread as his body and the cup as his blood. When the Lord Jesus commands his disciples to eat his flesh and drink his blood, he invites us to take his life to the very centre of our being (John 6:53). That life which he offers is the very life of God himself. Jesus’ death on the cross, the gift of his body and blood in the Supper, and his promise to dine again with his disciples when the kingdom of God comes in all its fullness are inseparably linked.

Jesus instructed his disciples to “do this in remembrance of me”. These words establish every Lord’s Supper or Eucharist as a “remembrance” of Jesus’ atoning death, his resurrection, and his promise to return again. “For as often as you eat this bread and drink the cup, you proclaim the Lord’s death until he comes” (1 Corinthians 11:26). Our celebration of the Lord’s Supper anticipates the final day when the Lord Jesus will feast anew with his disciples in the heavenly marriage feast of the Lamb and his Bride. Do you know the joy of the drinking Christ’s cup and tasting the bread of his Table insincerity?

Mark ties the last supper meal with Jesus’ death and the coming of God’s kingdom. Jesus transforms the Passover of the Old Covenant into the meal of the “new covenant in my blood”.

In the Old Covenant bread and wine were offered in a thanksgiving sacrifice as a sign of grateful acknowledgment to the Creator as the giver and sustainer of life. Melchizedek, who was both a priest and king (Genesis 14:18; Hebrews 7:1-4), offered a sacrifice of bread and wine. His offering prefigured the offering made by Jesus, our high priest and king (Hebrews 7:26; 9:11; 10:12). The remembrance of the manna in the wilderness recalled to the people of Israel that they live – not by earthly bread alone – but by the bread of the Word of God (Deuteronomy 8:3).

The unleavened bread at Passover and the miraculous manna in the desert are the pledges of God’s faithfulness to his promises. The “cup of blessing” at the end of the Jewish Passover meal points to the messianic expectation of the rebuilding of Jerusalem. Jesus gave a new and definitive meaning to the blessing of the bread and the cup when he instituted the “Lord’s Supper” or “Eucharist”. He speaks of the presence of his body and blood in this new meal. When at the Last Supper Jesus described his blood “poured out for many for the forgiveness of sins” (Matthew 26:28), he was explaining his coming crucifixion as a sacrifice for sins. His death on the cross fulfilled the sacrifice of the paschal lamb. That is why John the Baptist called him the “Lamb of God who takes away the sins of the world.” Jesus made himself an offering and sacrifice, a gift that was truly pleasing to the Father. He “offered himself without blemish to God” (Hebrews 9:14) and “gave himself as a sacrifice to God” (Ephesians 5:2). This meal was a memorial of his death and resurrection.

When we receive from the Lord’s table we unite ourselves to Jesus Christ, who makes us sharers in his body and blood. Ignatius of Antioch (35-107 A.D.) calls it the “one bread that provides the medicine of immortality, the antidote for death, and the food that makes us live forever in Jesus Christ” (Ad Eph. 20,2). This supernatural food is healing for both body and soul and strength for our journey heavenward. When you approach the Table of the Lord, what do you expect to receive? Healing, pardon, comfort, and rest for your soul? The Lord has much more for us, more than we can ask or imagine. The principal fruit of receiving the Eucharist is an intimate union with Christ. As bodily nourishment restores lost strength, so the Eucharist strengthens us in charity and enables us to break with disordered attachments to creatures and to be more firmly rooted in the love of Christ. Do you hunger for the “bread of life”?

“Lord Jesus, you nourish and sustain us with your very own presence and life. You are the “Bread of Life” and the “Cup of Salvation”. May I always hunger for you and be satisfied with you alone.”

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu– chuyển ngữ

No comments:

Post a Comment