Mátthêu/Matthew 5:7 12/20/17-12/27/17
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Blessed are the merciful, for they will be shown mercy.
Chúa cho ta biết một bí quyết để được Thiên Chúa xót thương, đó chính là sự xót thương ta có với người khác. Vậy sự xót thương đó là gì? Ta hãy coi vài điều về bản chất của tấm lòng xót thương của Chúa, mà học theo nhé.
Thánh Vịnh 103:8-10, 13:
- từ bi nhân hậu
- chậm giận
- giàu tình thương
- chẳng trách cứ luôn luôn
- không oán hờn mãi mãi
- không cứ tội ta mà xét xử
- không trả báo ta xứng với lỗi lầm
- chạnh lòng thươngLuca 6:27-38:
- hãy yêu kẻ thù
- làm ơn cho kẻ ghét
- chúc lành cho kẻ nguyền rủa
- cầu nguyện cho kẻ vu khống
- ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia
- ai đoạt áo ngoài, thì cũng đừng cản lấy áo trong
- ai xin, thì hãy cho
- ai lấy cái gì, thì đừng đòi lại
- làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả
- nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác
- đừng xét đoán
- đừng lên án
- hãy tha thứ
- hãy choChúa nói hãy đi và làm như vậy, nên con mong rằng Mùa Vọng này ta có cơ hội làm được một trong những điều Chúa dạy ta như trên, để điều tốt lành ta làm đó sẽ như cọng cỏ ấm lót cho Chúa Hài Đồng nằm.Hãy làm những điều đó để “Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
Rôma/Romans 6:4 11/29/17-12/6/17
Cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.We were indeed buried with him through baptism into death, so that, just as Christ was raised from the dead by the glory of the Father, we too might live in newness of life.
Trong đời sống tâm linh ta, có lúc chúng ta cũng cần phải trải qua giai đoạn tựa quá trình biến đổi tự nhiên của loài bướm để “lột xác” thành hình hài xinh đẹp, để được có một đời sống mới trong Chúa Kitô.
Con bướm từ trứng nở ra ấu trùng (sâu bướm), thì ta cũng vậy, từ một trẻ thơ được rửa tội, nhận biết Chúa qua những lớp giáo lý và sự dạy dỗ của gia đình cũng dần dần lớn lên trong sự hiểu biết Chúa.
Sâu bướm thay lông rất nhiều lần trong suốt quá trình phát triển và đôi cánh của chúng cũng bắt đầu được hình thành trong giai đoạn này nhưng chúng rất nhỏ, hầu như không nhận biết được. Khi ta trưởng thành hơn, ta như sâu bướm thay đổi cách suy nghĩ, “mọc lông mọc cánh” và lắm lúc rập đổi theo hình hài của thế gian, mọc thêm cách “cứng đầu cứng cổ”, “phản loạn”, “lầm đường lạc lối”.
Khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của lá. Sau đó, chúng bám chặt vào thể nền, rụng lông lần cuối cùng và hóa nhộng, giai đoạn này chúng chẳng ăn chẳng uống cũng chẳng động đậy. Khi ta đã qua một giai đoạn phát triển không mấy gì có hoa trái, thì ta cần được “dừng lại” và rút vào trong thinh lặng, nơi đó không còn gì những là nhộn nhịp, là đầy ắp của thế gian hay của cảm xúc nữa. Hóa nhộng ở trong kén là giai đoạn sự biến đổi hoàn toàn thành hình dạng khi trưởng thành của loài bướm. Mong rằng trong giai đoạn thầm lặng này ta cũng được thực sự biết đổi của nội tâm, được gặp chính Thiên Chúa cực thánh cư ngụ ngay trong cung lòng ta biến đổi, và hằng thì thầm đàm thoại với ta.
Bướm ở trong cọ lưng vào kén để tạo thành một lỗ thủng nhỏ và cựa mình chui ra và phải dành thời gian để bơm máu vào đôi cánh của chúng và đợi cho chúng trở nên khô ráo, cứng cáp mới có thể giang đôi cánh bay cao. Ta cũng vậy, những sự thử thách, va chạm trong cuộc sống sẽ giúp ta xé toang những kềm hãm để ta vươn lên khỏi ách tội lỗi, khỏi những gì là “chúa” của ta mà tung cánh vút cao bay lên tới ngai toà Chúa.
Có một nữ tu già vì đã thương con bướm kia khó nhọc thọc kén nên bà đã dùng kéo cắt rộng kén cho bướm được mau ra ngoài. Nào ngờ, hành động của bà đã làm bướm kia yếu đi và thành tàn tật; bướm đó chẳng bao giờ bay được và không lâu sau đó đã chết. Vì thế, bà đã luôn giữ con bướm chết khô trên bàn để nhắc nhở bản thân chu kỳ biến đổi tâm linh cũng cần được qua những lúc xé kén để vút bay cao thành bướm. Bà học được bài học đó, cũng như khi bà kể chuyện con lại học thêm được rằng mình có khi cũng nên đứng qua một bên để người khác cần phải xé “kén” của họ mà thành một con bướm trắng của Chúa. Đứng qua một bên không có nghĩa là không giúp, nhưng ta sẽ nâng đỡ họ bằng lời tử tế, bằng cử chử yêu thương, bằng lời cầu nguyện hy sinh của ta để xin Thần Lực Chúa đổ đầy trên họ, hầu họ có sự can đảm và niềm hy vọng tín thác vào Thiên Chúa trong cơn thử thách và thoát ra khỏi khén “ý riêng” mà chắp đôi cánh “Thiên ý tuyệt hảo” của Đấng Tối Cao.
Mátthêu/Matthew 25:45 11/8/17-11/15/17
Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.
What you did not do for one of these least ones, you did not do for me.
Chắc mọi người chúng ta đều đã được dạy là Chúa ở trong anh chị em ta, và điều ta làm cho người khác chính là điều ta làm cho Chúa. Nhưng đã bao lần ta đã quên và không đối xử với những người chung quanh ta như ta đối xử với Chúa rồi?
Chuyện con mới nghe qua là: trong mơ một người đàn bà được Chúa Giêsu báo rằng ngày mai Chúa sẽ ghé thăm bà. Bà đã chuẩn bị chu đáo tiệc ngon để đãi Ngài. Có người ăn mày tới xin nhưng bà nói hãy đi mau, nếu không sẽ làm nhà bà bị dờ bẩn; bà đang chờ khác quý. Sau đó bà lại từ chối một em bé rách rưới xin ăn và đuổi em đi. Đến chiều bà lại cũng không chút do dự khước từ người mẹ trẻ nghèo bồng con thơ tới xin ngủ qua đêm. Đợi hoài ngày hôm đó bà chẳng thấy Chúa đến; tối đó bà mới hỏi Chúa tại sao Ngài nói tới mà lại không. Chúa Giêsu trả lời bà là Ngài đã tới nhà bà ba lần hôm đó, nhưng ba lần đều bị bà khước từ. Ngài nói lần thứ ba Ngài đi chung với Mẹ của Ngài. Đấy, biết đâu trong cuộc sống có những lúc chúng ta đã được Thiên Chúa “thử lòng” bằng cách gởi những người kém may mắn tới cho ta giúp đỡ, hay gởi chính Thiên Thần của Ngài ghé thăm nhưng ta đã làm lỡ cơ hội – “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13:2).
Người Ngài gởi tới có lẽ là người nhờ ta thông dịch, nhờ ta chở đi bệnh viện bác sĩ, nhờ ta chở đi nhà thờ đi họp nhóm; có thể là người ấy cần được ta giúp đỡ tài chánh hoặc nâng đỡ tinh thần, có thể người ấy cần được ta lắng nghe để họ tỏ bày tâm sự, cần được ta ôm ấp vỗ về xoa dịu, v.v. Khi ta cư xử thiếu kiên nhẫn, cộc lốc, nóng giận, tranh dành, ghanh ghét, xét đoán, hận thù, v.v., thì cũng chính là ta đã xử vậy với Chúa rồi. Chúa Giêsu đã nói: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40).
Mùa Lễ Tạ Ơn sắp tới rồi. Chúng ta hãy mượn cơ hội này để gẫm lại những ân tình và hồng ân Chúa đã dành cho ta trong suốt cuộc đời. Hy vọng qua sự nhận ra lòng nhân từ và tình trao ban nhưng không của Ngài, ta sẽ được khơi lên lòng tri ân sâu đậm nơi trái tim, và ta sẽ đáp lại ân tình Ngài qua cách cư xử tốt lành và tình yêu không do dự với anh chị em chung quanh.
Philípphê/Philippians 1:19 11/1/17-11/8/17
Tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu độ, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thần Khí của Đức Giê-su Ki-tô phù trợ.
I know that this will result in deliverance for me* through your prayers and support from the Spirit of Jesus Christ.
Trong chương một của Philípphê nói tới Phaolô bị trong tù và có thể bị tử hình, nhưng niềm tin của Ông vẫn kiên vững; Ông biết ý Chúa sẽ nên tốt lành nhờ lời chuyển cầu của dân thánh Chúa và nhờ Thần Khí Chúa phù trợ. Phaolô gặp khó khăn vì Tin Mừng Đức Kitô, nhưng dù sống hay dù có chết, lòng Ông cũng chỉ hướng về sao cho Đức Kitô được vinh hiển, và cho mọi người được cứu độ.
Mong rằng chúng ta cũng có tâm tình của Thánh Phaolô, dù trong cơn thử thách của những kẻ thù vì họ “rao giảng về Đức Ki-tô vì lòng ganh tị và tranh chấp…ưa tranh giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi (Phaolô), trong lúc tôi (Phaolô) bị xiềng xích” (Phil 1:15, 17), lòng ta cũng vẫn hoan lạc va vững tâm vì ta biết ta luôn có những anh chị em trong Chúa Kitô cùng đồng hành và cầu bầu cho ta. Dù có thử thách tứ bề, bị bách hại, đổ vạ cáo gian vì Tin Mừng, hay phải tử đạo, thì chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn cho mọi sự trở nên tốt cho ta hay cho người chung quanh. Ngài sẽ không cho phép hoàn cảnh đó xảy ra nếu nó không tốt hơn cho ta hay người khác – có những bài học quý giá hay sự thánh hoá được xảy ra khi ta nắm tay Chúa lúc đi qua những chỗ ngoằn nghèo của cuộc sống.
Ta cũng hãy học theo gương khiêm nhường của Phaolô là xin những anh chị em trong Chúa Kitô cầu nguyện cho mình. Lời cầu nguyện của những người bạn đạo đức sẽ là cánh gió tung ta lên cao như đại bàng trông giông tố, để ta lướt cơn sóng thử thách nhờ sức mạnh của Thánh Thần Thiên Chúa và của dân thánh Chúa.
What you did not do for one of these least ones, you did not do for me.
Chuyện con mới nghe qua là: trong mơ một người đàn bà được Chúa Giêsu báo rằng ngày mai Chúa sẽ ghé thăm bà. Bà đã chuẩn bị chu đáo tiệc ngon để đãi Ngài. Có người ăn mày tới xin nhưng bà nói hãy đi mau, nếu không sẽ làm nhà bà bị dờ bẩn; bà đang chờ khác quý. Sau đó bà lại từ chối một em bé rách rưới xin ăn và đuổi em đi. Đến chiều bà lại cũng không chút do dự khước từ người mẹ trẻ nghèo bồng con thơ tới xin ngủ qua đêm. Đợi hoài ngày hôm đó bà chẳng thấy Chúa đến; tối đó bà mới hỏi Chúa tại sao Ngài nói tới mà lại không. Chúa Giêsu trả lời bà là Ngài đã tới nhà bà ba lần hôm đó, nhưng ba lần đều bị bà khước từ. Ngài nói lần thứ ba Ngài đi chung với Mẹ của Ngài. Đấy, biết đâu trong cuộc sống có những lúc chúng ta đã được Thiên Chúa “thử lòng” bằng cách gởi những người kém may mắn tới cho ta giúp đỡ, hay gởi chính Thiên Thần của Ngài ghé thăm nhưng ta đã làm lỡ cơ hội – “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13:2).
Người Ngài gởi tới có lẽ là người nhờ ta thông dịch, nhờ ta chở đi bệnh viện bác sĩ, nhờ ta chở đi nhà thờ đi họp nhóm; có thể là người ấy cần được ta giúp đỡ tài chánh hoặc nâng đỡ tinh thần, có thể người ấy cần được ta lắng nghe để họ tỏ bày tâm sự, cần được ta ôm ấp vỗ về xoa dịu, v.v. Khi ta cư xử thiếu kiên nhẫn, cộc lốc, nóng giận, tranh dành, ghanh ghét, xét đoán, hận thù, v.v., thì cũng chính là ta đã xử vậy với Chúa rồi. Chúa Giêsu đã nói: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40).
Mùa Lễ Tạ Ơn sắp tới rồi. Chúng ta hãy mượn cơ hội này để gẫm lại những ân tình và hồng ân Chúa đã dành cho ta trong suốt cuộc đời. Hy vọng qua sự nhận ra lòng nhân từ và tình trao ban nhưng không của Ngài, ta sẽ được khơi lên lòng tri ân sâu đậm nơi trái tim, và ta sẽ đáp lại ân tình Ngài qua cách cư xử tốt lành và tình yêu không do dự với anh chị em chung quanh.
Philípphê/Philippians 1:19 11/1/17-11/8/17
Tôi biết rằng điều ấy sẽ giúp cho tôi đạt được ơn cứu độ, nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ Thần Khí của Đức Giê-su Ki-tô phù trợ.
I know that this will result in deliverance for me* through your prayers and support from the Spirit of Jesus Christ.
Trong chương một của Philípphê nói tới Phaolô bị trong tù và có thể bị tử hình, nhưng niềm tin của Ông vẫn kiên vững; Ông biết ý Chúa sẽ nên tốt lành nhờ lời chuyển cầu của dân thánh Chúa và nhờ Thần Khí Chúa phù trợ. Phaolô gặp khó khăn vì Tin Mừng Đức Kitô, nhưng dù sống hay dù có chết, lòng Ông cũng chỉ hướng về sao cho Đức Kitô được vinh hiển, và cho mọi người được cứu độ.
Mong rằng chúng ta cũng có tâm tình của Thánh Phaolô, dù trong cơn thử thách của những kẻ thù vì họ “rao giảng về Đức Ki-tô vì lòng ganh tị và tranh chấp…ưa tranh giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi (Phaolô), trong lúc tôi (Phaolô) bị xiềng xích” (Phil 1:15, 17), lòng ta cũng vẫn hoan lạc va vững tâm vì ta biết ta luôn có những anh chị em trong Chúa Kitô cùng đồng hành và cầu bầu cho ta. Dù có thử thách tứ bề, bị bách hại, đổ vạ cáo gian vì Tin Mừng, hay phải tử đạo, thì chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn cho mọi sự trở nên tốt cho ta hay cho người chung quanh. Ngài sẽ không cho phép hoàn cảnh đó xảy ra nếu nó không tốt hơn cho ta hay người khác – có những bài học quý giá hay sự thánh hoá được xảy ra khi ta nắm tay Chúa lúc đi qua những chỗ ngoằn nghèo của cuộc sống.
Ta cũng hãy học theo gương khiêm nhường của Phaolô là xin những anh chị em trong Chúa Kitô cầu nguyện cho mình. Lời cầu nguyện của những người bạn đạo đức sẽ là cánh gió tung ta lên cao như đại bàng trông giông tố, để ta lướt cơn sóng thử thách nhờ sức mạnh của Thánh Thần Thiên Chúa và của dân thánh Chúa.
Gioan/John 17:4 10/18/17-10/25/17
Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm.
I glorified you on earth by accomplishing the work that you gave me to do.
Một cách để biết người nào đó quan tâm tới ta không là coi họ có để ý, có nhớ lời ta nói gì không; không những họ nhớ, mà họ còn lưu tâm đến những gì quan trọng đối với ta, họ làm những điều ta thích, mang cho ta những thứ họ biết sẽ làm cho ta vui. Chúa Giêsu yêu thương Chúa Cha, Ngài đã mang vinh quang cho Thiên Chúa Cha vì Ngài đã thực thi những gì Cha Ngài truyền. Vậy chúng ta có muốn theo gương Ngài không? Chúa Giêsu biết tâm tình Chúa Cha, nên mọi công việc của Ngài đều quy hướng về sự vâng phục ý Chúa Cha mọi đàng, vâng phục cho tới chết và đã xác định điều đó khi thốt lên “mọi sự đã hoàn tất”. Hy vọng từng giây phút chúng ta sống, ta đều đặt thánh ý Thiên Chúa, vinh quang Thiên Chúa làm đầu, và tín trung theo Ngài tới cuối cuộc đời, để ta cũng có thể nói như Thánh Phaolô: "Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính” (2 Tim 4:7-8).
Ta ráng học theo Chúa Giêsu để Thiên Chúa Cha được tôn vinh khi ta sinh hoa trái tốt lành của Chúa Thánh Thần (Ga 15:8), khi ta là ánh sáng chiếu dọi những công việc tốt đẹp (Mt 5:16), khi ta dùng những ân huệ Chúa ban mà phục vụ người khác trong tình yêu thương (1 Pr 4:10), và khi ta làm cho muôn dân trở nên môn đệ của Chúa (Mt 28:19). Ta càng tìm Nước Thiên Chúa, càng xây dựng Nước Chúa thì Chúa Cha càng vui lòng và càng được tôn vinh.
Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Ki-tô Giê-su đến muôn thuở muôn đời. A-men (Eph 3:20-21).
Luca/Luke 1:49 10/4/17-10/11/17
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!
The Mighty One has done great things for me, and holy is his name.
Chắc ai trong chúng ta cũng có những kỷ niệm đẹp, và khi người khác nhắc tới sự việc đó hay khi ta gẫm lại ta đã cười tươi, ví dụ như kỷ niệm lần đầu tiên được tặng hoa, kỷ niệm ngày người yêu đồng ý kết hôn, kỷ niệm thi đấu thành công, v.v. Mẹ Maria của chúng ta cũng vậy, và chắc kỷ niệm của Ngày Truyền Tin là một trong những ngày ngạc nhiên, ngày đẹp nhất của Mẹ. Tháng 10 này là tháng tôn kính Mẹ Mân Côi, nên con hy vọng những ai đọc Kinh Kính Mừng hãy chú tâm hơn tới chất lượng thay vì số lượng; hãy đặt lòng suy gẫm những lời mình tôn vinh Mẹ và nghiền ngẫm những mầu nhiệm Mân Côi.
Mỗi lần chúng ta đọc Kinh Kính Mừng, đặc biệt là phần đầu của kinh này, là mỗi lần chúng ta “chiếu lại” Luca chương 1, là mỗi lần ta tán dương Mẹ, cùng Mẹ ôn lại niềm vinh dự và sự ngạc nhiên lớn lao tuyệt diệu mà Thiên Chúa Ba Ngôi đã tuôn đổ, bao trùm Mẹ qua lờì Sứ Thần Gabriel đến chào Mẹ là “Đấng đầy ơn phúc.” Kinh Kính Mừng nhắc ta nhớ Đức Maria là người đầy ơn phúc vì Mẹ có Thiên Chúa ở cùng, Mẹ cưu mang Thiên Chúa ngay trong lòng, và tuyệt hơn nữa là Mẹ nghe và sống Lời của Thiên Chúa. Mẹ phúc hơn mọi người nữ vì Mẹ có niềm tin tưởng tuyệt đối, hoàn toàn ký thác đời mình cho Đấng Tối Cao, Mẹ không chần chừ thưa tiếng “xin vâng” dù không hiểu theo lẽ tự nhiên Lời Hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện như thế nào để Mẹ có thai khi vẫn là trinh nữ.
Người Mẹ nào cũng yêu thương con mình và mong con mình cũng được người khác yêu thương. Mẹ Maria cũng vậy, Mẹ mong sao Con Một của Mẹ được chúng ta biết đến, đón nhận, và cưu mang trong lòng, đồng thời ta suy gẫm và mang ra thực thi những gì Ngài dạy. Khi chúng ta tuyên dương “và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ,” thì chúng ta đã làm Mẹ chúng ta nghiêng đầu mỉm cười tươi rồi. Lòng Mẹ hạnh phúc vì Con Mẹ được nhắc đến, và lòng Mẹ còn hoan hỷ biết bao khi ta dâng câu “kính mừng” này trong sự ca ngợi tri ân Chúa Giêsu, Đấng bao gồm tất cả những phúc lạ của lòng nhân từ thương xót, của sự hoan lạc vĩnh viễn, của sự bình an tuyệt đối, của sự sống sung mãn bất diệt. Khi chúng ta cùng dâng lên Mẹ các Kinh Kính Mừng qua 20 mầu nhiệm Mân Côi thì chúng ta đã cùng Mẹ suy gẫm, đi trọn hết cuộc đời của Chúa Giêsu Cứu Chuộc. Từ biến cố nhập thể chúng ta suy về ân tình hải hà của Thiên Chúa đã ban phát Con Một Ngài cho chúng ta, tới mầu nhiệm về sứ vụ công khai của Chúa Giêsu – Đấng là đường, là sự thật, là sự sáng dẫn lối ta về lại với Cha trên trời. Rồi ta lại được đi vào mầu nhiệm của cuộc thương khó của Chúa Cứu Thế – ta đi tới tột đỉnh của lòng thương xót của Thiên Chúa và tắm chìm trong máu và nước cứu độ của Ngài khi gẫm suy Mùa Thương. Bước qua cuộc thương khó chúng ta lại diễm phúc được dự phần vào vinh quang phục sinh của Chúa Giêsu và sự lên trời của Ngài, diễn tiến này mang lại niềm hy vọng cho ta là đến ngày cuối đời của ta, chúng ta cũng được sống lại và vào Nước Hằng Sống như Con Mẹ.
Khi đọc phần hai của Kinh Kính Mừng chúng ta với lòng tin tưởng phó thác vào Mẹ, là Đấng đã được chính Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta trước khi Ngài tắt thở trên Thánh Giá, ta hãy khiêm nhường xin Mẹ ở cùng, bảo vệ, và cầu bầu cho ta trong giờ lâm tử. Khi ta đọc lời cầu xin này, ta hãy gẫm tới sự kiên cường tín trung của Mẹ đứng dưới cây Thánh Giá, cùng cảm thông, cùng dự phần và nâng đỡ Chúa Giêsu trong những giây phút tốt đỉnh của tình yêu hy sinh tự hiến.
Khi đi qua 20 mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta cũng hãy gẫm về các nhân đức của Mẹ Maria và xin Mẹ cầu bầu, cùng chỉ dẫn cho ta, để ta cũng có được những hạt ngọc quý giá như Mẹ, đặc biệt là nhân đức khiêm nhường, xin vâng, yêu thương, khó nghèo của Mẹ. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần và Thiên Thần Bản Mạnh giúp ta biết “ăn năn đền tội, tôn sùng Mẫu Tâm, và năng lần hạt Mân Côi".
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen.
Mátthêu/Matthew 11:30 9/20/17-9/27/17
Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.For my yoke is easy, and my burden light.
Có những lúc ta cảm thấy mệt mỏi, gánh nặng trĩu đôi vai, thấy kiệt sức, thì ta hãy dừng lại coi ách ta đang mang là ách của ai. Khi là ách của Chúa thì lòng ta vẫn hoan lạc, vui tươi, dù thể xác có mệt nhọc. Khi là ách của ta tự tạo hay tự ôm đồm thì ta có cảm giác vừa nặng trĩu cả xác lẫn hồn. Cuộc sống ta có nhiều việc phải lo, nên biết trật tự sắp xếp công việc cũng là một hồng ân. Ta cần luôn xin ơn Chúa để Ngài ban sự khôn ngoan và sức mạnh cho ta làm trọn trách nhiệm. Nếu ta sắp xếp đúng trật tự của Chúa thì đâu sẽ vào đó tốt lành! Điều Chúa dạy trước tiên là tìm nước Thiên Chúa (Nước của yêu thương, quyền năng, bình an, và hoan lạc trong Thánh Thần) và sự công chính (sự công bằng và ngay thẳng) của Ngài, rồi mới tới những sự khác. Nước Thiên Chúa đòi ta thực thi công bằng với mọi người, yêu chuộng nhân nghĩa, cư xử bác ái với tha nhân – yêu thì không làm hại người đồng loại, và luôn trung thành khiêm nhường bước đi với Chúa – mỗi giờ mỗi lúc ta ở trong sự hiện diện của Ngài.
Điều trước tiên tìm Chúa thì rõ rồi, còn điều thứ hai, điều liên quan tới tha nhân và công việc hằng ngày của ta thì sao? Con được một y tá giúp con học cách xử lý vài năm trước, khi chồng con mổ nằm bệnh viện. Con áy náy vì muốn ở bệnh viện nâng đỡ tinh thần và chăm sóc chồng, nhưng lại có hai con nhỏ cần được chăm nom ở nhà; tốt thay, cô y tá đã dạy con rằng, khi có hai việc quan trọng cần phải làm, thì hãy làm trước việc nào là trách nhiệm của mình. Lúc đó lòng con chợt hiểu rằng trách nhiệm trước của con là phải chẳm lo cho hai con nhỏ của con, vì khi ở bệnh viện thì trách nhiệm chăm lo cho chồng con là của y tá và bác sĩ. Con mình còn nhỏ nên sự tỉ mỉ chăm nom cho đi học, làm bài, tắm rửa, và ăn uống thì cần hơn chồng cần lúc đó vì bệnh viện đã có nhân viên lo hết cho chồng. Nên, con đã chọn để ở nhà nhiều hơn ở bệnh viện vì con có trách nhiệm với hai con nhỏ trong thời gian đó hơn là con có với chồng con. Con hiểu rằng có nhiều cách xử lý và con cũng có thể nhờ người thân lo cho hai bé để ở lại bệnh viện với chồng, điều mà con cũng đã làm, nhưng ý con muốn nói tới đây là sự khôn khéo trong cách quán xuyến để sao đẹp lòng Chúa và vừa lòng người.
Phải chăng có nhiều khi ta vì muốn thoả lòng ta hay lòng người, để ta hay người nghĩ ta là người phối ngẫu đảm đang, là người bạn tận tình, là người nhân viên tốt lành, là người giáo dân ngoan đạo, v.v., mà ta đã quên đi phần trách nhiệm của mình trước với Chúa, sau với những điều đã được ủy thác cho ta. Ta làm điều lòng ta thích hơn, ta làm điều được nhiều người khác chú ý và khen ngợi hơn, ta làm điều to lớn hơn dù có người khác thay thế được, thay vì làm việc âm thầm, nhỏ nhoi nhưng cần thiết, ta làm cho người ta yêu mến hơn là làm cho người thực sự đang cần sự giúp đỡ của ta. Lắm lúc ta nên dừng lại, ta nên xét mình để nhận ra đâu là điều cần làm và phải làm trước
Theo ý Chúa và thực thi đức yêu thương đòi hỏi hy sinh, chọn lựa và chín chắn, chứ không chỉ là hành động bề ngoài hay cảm xúc gió thoảng của nỗi thổn thức con tim, để rồi lầm tưởng là ý Chúa, tưởng lầm là điều ta nên làm. Ta có lẽ thường quên dừng lại để lòng trống rỗng tìm thánh ý Chúa, ta hấp tấp và thiếu ký thác, thiếu kiên nhẫn đợi chờ giờ của Thiên Chúa, nên ta nói mau làm lẹ, và lắm lúc đã làm phiền lòng người khác, làm đảo lộn công việc, làm rối ren vấn đề để người khác lại phải “clean up” cho ta (đây là điều con xét thấy chính mình hay vấp ngã, xin cầu nguyện cho con với). Ôi, vô phúc thay khi ta không tin tưởng, phó thác, chờ đợi, và tìm sự khôn ngoan từ chính Chúa để cư xử mọi vấn đề!
Lạy Chúa là Đấng con tín thác và tôn thờ, là Đá Tảng và là Tường Thành Kiên Cố của con, xin hãy thường nhắc nhở con tìm thánh nhan và tìm ý Chúa trước khi con làm bất cứ việc gì, dù nhỏ nhoi cách mấy. Xin cho tâm con luôn tinh ròng, và xin giúp con luôn sống trong thánh ý hoàn hảo của Ngài mà thôi. Amen.
Gioan/John 19:25 9/6/17-9/13/17
Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la.
Standing by the cross of Jesus were his mother and his mother’s sister, Mary the wife of Clopas, and Mary of Magdala.
Ngày 14/9/17 là ngày Suy Tôn Thánh Giá. Con mời mọi người cùng con tới dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu chịu đóng đinh để tôn thờ và cảm tạ tình yêu tuyệt diệu của Ngài luôn dành cho ta. Cảm ơn Ngài đã dùng chính Mình Ngài để đổi lấy sự sống đời đời cho ta. Hy vọng ta trân quý Thánh Giá và đặc biệt hết sức tôn thờ Đấng treo trên cây Thánh Giá.
Ngày 15/9/17 là ngày kính Đức Mẹ Sầu Bi, nên con muốn suy gẫm chút về sự thương khó thứ năm của Mẹ trong “Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ” – Mẹ đứng kề Thánh Giá Chúa Giêsu khi Ngài trút linh hồn.
Chẳng có người mẹ nào muốn con mình bị đau khổ, nhục nhã, hay bị khinh bỉ cả; và nếu chứng kiến con mình trải qua điều gì khốn khổ, thì người mẹ đó thà bản thân mình lãnh chịu hết. Khi con của con bị cảm cúm, con chẳng màng cùng bị đau với bé, hầu mong sao cảm được sự khó chịu của con mình mà biết cách chăm nom, yêu thương bé. Con nghĩ sự đau xót của Mẹ Maria phải chịu thật tột đỉnh, có lẽ lời tiên báo của Simêon “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà” giờ được khơi lại trong lòng, cùng những hình ảnh Ấu Chúa mũm mĩm chạy rong chơi trong vườn, tới những lúc Giêsu tí hon đùa giỡn lúc tắm búng nước văng vào mặt Mẹ, vào mắt Mẹ, những lúc Giêsu vui vẻ ngon miệng bữa ăn Mẹ nấu sau khi từ sa mạc bị thử thách trở về, tới những lúc Giêsu hùng hồn rao giảng tám mối phúc thật, và khi Giêsu âu yếm mi lên trán các em nhỏ đã đang ríu rít vây quanh Ngài khi Ngài rao giảng Tin Mừng. Mẹ thinh lặng, Mẹ can đảm đứng thẳng, chứ không ngồi quỵ dưới Thánh Giá; có lẽ những hình ảnh tuyệt đẹp của cuộc đời Con Mẹ đang cùng quyện với những quặn lòng của Mẹ. Mẹ biết rằng chính sự độc ác, hận thù, không tha thứ, ghen tương, v.v., chính các tội của nhân loại đang giữ chặt Con Mẹ trên Thánh Giá. Sự chuyển đau của Mẹ 33 năm trước đã sinh ra Chúa Cứu Thế cho nhân loại, giờ này sự quặn đau của Mẹ sinh ra ơn cứu độ cho nhân loại lúc Mẹ hiệp thông với Cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu. Con chắc rằng tim Mẹ đau và mong ước có thể tháo đinh đem Con xuống ôm vào lòng, nhưng Thần Trí Mẹ rất hoan lạc vì Mẹ thông hiểu được tột đỉnh tình yêu và thánh ý tuyệt vời của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mẹ biết sự khốn khổ nhất của Con Mẹ là món quà cao quý nhất cho nhân loại. Khi yêu, người ta sẽ cho người mình yêu những gì cao quý nhất, và Mẹ cũng đã từng nghe qua Con Mẹ dạy là “không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13), nên Mẹ hiểu được giá trị của Máu Ngài sẽ đổ ra, Mẹ hiểu được tình yêu tự hiến của Con mình. Mẹ lặng thinh nhưng ánh mắt của Mẹ lại nói hết được tâm tình của Mẹ – một cái nhìn của Mẹ đã đủ để cho Con Trai Mẹ thêm sức mạnh, thêm sự ao ước sao giờ cuối mau đến để trọn máu và nước từ con tim của Ngài sẽ tuôn ra rửa sạch mọi lỗi tội nhân loại.
Một người mẹ bình thường có lẽ đã xỉu từ ngay khi thấy con mình bị tát đánh, bị quật đạp túi bụi, bị máu me đầm đìa trộn với đất cát; nhưng Mẹ Maria của chúng ta thì khác, vì Mẹ là Đấng Đầy Ân Sủng, nên Thần Lực nơi Mẹ đã làm cho con tim Mẹ lớn lên hơn, giống Con Trai Mẹ hơn, Con Trai Mẹ trao ra cả giọt máu cuối cùng, thì Mẹ cũng trao ra hết giọt yêu cuối cùng để tình yêu từ trái tim Mẹ như áo choàng bao phủ hết nhân loại và kéo nhân loại vào vòng tay từ ái của Mẹ. Khi Truyền Tin Mẹ đã thưa “xin vâng” với Ngôi Cha để đón nhận Ngôi Con cho nhân loại; giờ đây Mẹ thưa “xin vâng” với Ngôi Con để đón nhận nhân loại vào làm con của Mẹ; và rồi tới Lễ Ngũ Tuần Mẹ lại lần nữa thưa “xin vâng” với Ngôi Ba để cùng nhân loại đón Thần Khí Chúa Con vào trong cung lòng, hầu Ngài hiển trị luôn mãi trong mọi người. Dưới chân Thánh Giá Mẹ đã sẵn sàng dâng lên Chúa Cha sự sống của Con Mẹ để đổi lấy sự sống đời đời cho nhân loại. Mẹ đã học được gương “Thầy sao trò vậy” của con Mẹ – là vui vẻ cho đi và can đảm cho đi đến hết, cho đi đến chết. Mẹ của chúng ta đáng được chúc tụng qua mọi thế hệ vì Mẹ biết “nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành" (Lc 8:21).
Chúc tụng Mẹ Maria, Đấng Đầy Ân Sủng! Chúc tụng Mẹ, Đấng luôn đặt thánh ý Thiên Chúa làm đầu! Chúc tụng Mẹ, Đấng luôn mau mắn thực thi thánh ý Chúa! Chúc tụng Mẹ, Đấng khiêm nhường, thầm lặng nhưng đầy kiên cường yêu thương! Chúc tụng Mẹ là Mẹ vĩ đại của con!
Hy vọng ta luôn nhớ kết hợp đau khổ của ta với đau khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Sầu Bi đã phải chịu trong cuộc khổ nạn của Chúa, để dâng lên Chúa Cha một chút tâm tình phạt tạ của ta. Xin Mẹ cầu bầu cho ta luôn có tâm tình xin vâng giống Mẹ, và có lòng kiên trì can đảm của Mẹ, để ta không bỏ cuộc hay lùi bước trước những thử thách, những đau khổ hay nghịch ý trong cuộc sống. Đồng thời, xin Chúa ban ơn cho ta luôn có tình yêu cho người khác như tình yêu Mẹ dành cho Chúa trong quãng đường khổ nạn đến Golgôtha, và cho ta có lòng bao dung tha thứ giống Mẹ, để dù người có hại ta, hại người thân của ta, thì ta vẫn thầm lặng kiên nhẫn yêu thương họ, và đợi Thiên Chúa Cha mang lại những sự tốt lành cho ta qua những gian truân đó vì ta yêu mến Ngài.
Máccô/Mark 12:30 8/30/17-9/6/17
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.You shall love the Lord your God with all your heart, with all your soul, with all your mind, and with all your strength.
Con nghĩ Mẹ Maria là người đã luôn thực thi được lệnh truyền yêu Chúa như câu Thánh Kinh ta gẫm tuần này. Ước gì ta cũng yêu Chúa giống Mẹ yêu. Một buổi chiều con ngồi trước Nhà Tạm nói chuyện với Chúa về việc được tràn đầy ân sủng Chúa, thì con như nghe có tiếng nói trong tâm rằng: “The Blessed Mother is full of grace because she carries God and God alone; your name is grace, but you are not full.” Tạm dịch là “Đức Mẹ tràn đầy ân sủng vì Mẹ cưu mang Thiên Chúa, và chỉ có Ngài mà thôi; còn tên con là “hồng ân”, nhưng con lại không tràn đầy.” Con đã quên mất rằng má con đã đặt tên con với ý nghĩa là “hồng ân và tình yêu của Thiên Chúa,” vì hơn 20 năm nay chỉ dùng một nửa tên gọi (ý nghĩa “tình yêu”) nên đã quên mất ý nghĩa “hồng ân” này. Con liền hỏi Chúa, vậy sao con mới được đầy Chúa, con như nghe Chúa đáp là con phải “empty yourself,” nghĩa là phải trở nên trống rỗng. Lúc đó con nghĩ chắc phải đổ đi những tội lỗi, những gì ứ đọng trong mình không thuộc về Chúa. Giờ đã trễ, nên con đã không hỏi chuyện tiếp và đi về đi ngủ. Nhưng Chúa không ngưng ở đó; như người mẹ dạy con thì dạy cho trọn bài học, nên sáng hôm sau khi con đi tham dự thánh lễ, con lại nghe như Chúa tiếp tục nói với con. Nếu một người muốn dọn vô một căn nhà mới mua thì tất cả mọi thứ trong nhà của chủ cũ cần được đưa ra hết, như vậy chủ mới có thể sắp xếp, trang trí căn nhà theo ý riêng của mình. Những rác rưới, đồ hư thì đổ vào thùng rác, những gì còn tốt, có thể xài được thì cho người khác. Nơi con cũng vậy, hãy đổ đi hết tất cả tội lỗi, tánh hư tật xấu; kể cả những gì tốt lành con có cũng phải “empty” hết – những kiến thức con có cần chia sẻ, tình yêu tha nhân trong tim con cần trao hết, tài chánh con có cũng cần giúp tha nhân cho cạn, v.v., chỉ như vậy, con mới trở nên trống rỗng để được Chúa chiếm hữu hoàn toàn, để Ngài dùng con theo thánh ý Ngài, để được “full of grace.” Con chưa bao giờ nghĩ tới là phải “empty” luôn những gì tốt mà mình có; khi hỏi Chúa về điều này thì Ngài lấy ví dụ của người có tài làm bánh ngon, nhưng không muốn chia sẻ công thức cho ai cả, và như Biển Chết không cho nước tuôn ra ngoài nên không có sự sống của cây cỏ hay thú vật nơi Biển Chết. Nếu con khư khư giữ riêng cho mình những sự tốt lành Chúa ban mà không chia sẻ, thì con trở nên ích kỷ vì lòng đầy những điều đó rồi, không có chỗ trống cho Chúa tự do hoạt động trong tâm trí, trong con người con nữa.
Xin mọi người hãy tự biện phân điều con chia sẻ trên coi phải từ Chúa không nhé. Theo con thì con nghĩ đó là bài học Chúa dạy con sao được trọn Ngài, và để nối với câu Lời Chúa ta gẫm tuần này thì con xin chia sẻ rằng, khi ta yêu Chúa hết lòng hay hết trái tim thì nghĩa là trong tim ta chỉ có mình Chúa chiếm hữa, có Chúa là nhất, là Đấng ta trân quý nhất, và ta luôn mong muốn làm vui lòng Ngài. Muốn được vậy ta cần phải empty, đổ đi những uất ức, đau khổ, buồn rầu hay những bóng hình khác trong tim ta. Nhưng nếu yêu Chúa hết rồi thì sao còn chỗ cho tha nhân? Thưa, Chúa hiện diện trong tha nhân, trong mỗi người, Chúa ta không thấy, nhưng ta thấy được hình ảnh Ngài nơi anh chị em ta, nên khi ta yêu họ, khi ta mong muốn những sự tốt lành nhất cho họ là ta đã mong điều đó cho Chúa, ta đã yêu Chúa rồi.
Giáo lý Công Giáo số 362 dạy “…linh hồn chỉ sự sống con người, hoặc toàn diện con người, nhưng cũng dùng để chỉ cái thâm sâu nhất, giá trị nhất nơi con người”, và 366 nói “…linh hồn bất tử, không hư mất...” Linh hồn không chết, không ngủ, nên ta có thể xin Chúa giúp hồn ta kết hợp với Ngài từng giây phút, giúp ta đóng ngai vàng cho Ngài bằng những nhân đức của ta, để Ngài vui vẻ hiển trị nơi toàn diện con người ta.
Trí khôn ta chứa đọng quá khứ, đang ghi lại hiện tại, và nghĩ tới, chuẩn bị cho tương lai. Mong sao, trí ta chỉ hướng tới những gì thuộc về Chúa mà thôi. Mong sao ta luôn xin Ngài thanh tẩy ký ức đau thương, những hình ảnh khủng hoảng, sợ sệt, không trong sạch, v.v., trong trí ta, để thay vào đó hình bóng của Ngài, Lời của Ngài mà thôi. Mong sao ta toan tính cách làm lợi cho Nước Trời, cho kéo được nhiều linh hồn về với Chúa, cho Giáo Xứ ta, đoàn thể ta thánh thiện hơn, hiệp nhất hơn, đông đảo hơn.
Sức lực ta hãy dùng để làm những việc giúp xây dựng nhà Chúa, những việc hữu ích cho tha nhân. Ta có thể thánh hoá từng cử chỉ hành động của ta bằng cách dâng những việc ta làm lên cho Chúa, kết hợp những việc đó với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, để cầu bầu cho người khác hay cho chính bản thân. Ví dụ, khi rửa tay ta có thể nói với Chúa, “xin Chúa thanh tẩy bàn tay con, và xin Chúa cũng hãy thánh hóa đôi tay của các linh mục.” Khi leo một bậc thang, ta có thể nói “xin cho con sức mạnh siêu nhiên và sự kiên nhẫn của Chúa, để con không ngừng tiến bước trong các nhân đức của con.” Khi nhường chỗ đậu xe cho người khác và phải đi bộ xa hơn trong trời nắng nóng, hãy nói “con xin dâng những bước chân trong trời nắng gắt này lên để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội.”
Mong rằng từng tiếng âm thầm của con tim, những suy tính của ý chí, những khao khát của linh hồn, và những hành động của ta đều quy về tình yêu tinh ròng cho Thiên Chúa của ta. Mong rằng ta sẵn sàng làm mọi việc vì Thiên Chúa mà ta yêu, như Wenlit nói “Hạnh phúc của tình yêu là ở trong hành động. Tình yêu được thử thách bằng tinh thần sẵn sàng hành động vì người mình yêu.”
Luca/Luke 1:44-45 8/23/17-8/30/17
Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.
For at the moment the sound of your greeting reached my ears, the infant in my womb leaped for joy. Blessed are you who believed that what was spoken to you by the Lord would be fulfilled.
Thánh Gioan trong bụng mẹ tuy chưa biết nói, chưa nhìn thấy mọi vật bên ngoài, nhưng linh hồn ngài đã nhận ra Đấng mà sau này ngài nói “không đáng cởi giây dày cho Ngài” đang ở trước mặt. Cả xác hồn ngài đã nhảy mừng vì ngài nhận ra Thiên-Chúa-ở-cùng.
Chúa của chúng ta hiện diện thật sự trong Thánh Thể, trong Lời Hằng Sống của Ngài, trong từng người chúng ta gặp. Lòng ta có vui sướng khi ở gần Thánh Thể Ngài không? Lòng ta có thấy được sự sống động và hữu hiệu của Lời Ngài được áp dụng đúng nơi, đúng lúc, mang lại sự nâng đỡ, tăng thêm niềm tin, đưa tới niềm hy vọng mới cho ta những lúc ngặt nghèo không? Ta có hân hoan khi giúp đỡ người khác, khi ta để cho người được hơn ta và cho người được những sự tốt lành nhất không? Ước gì ta thật sự nhận ra được Thiên Chúa trong tha nhân như các vị thánh đã nhìn thấy Ngài, như Thánh Phanxicô Assisi, Thánh Têrêsa Calcutta, v.v.
Con thích tâm tình của Thánh Marianne Cope, ngài mới được phong thánh hôm 21/10/2012; ngày kính của ngài là 23/1. ĐHY Martins, người chủ tế lễ phong thánh tại Đại Giáo Đường Thánh Phêrô, đã nói về tình thương đặc biệt của Mẹ dành cho những người phong cùi: “Mẹ nhìn thấy khuôn mặt đau khổ của Chúa Giêsu nơi những người phong cùi. Như người Samaritanô nhân hậu, Marianne đã trở nên mẹ của họ.” Mong sao chúng ta cũng thấy được khuôn mặt Chúa Giêsu chịu đóng đinh như Thánh Marianne, như Cha Damien mà Bà cùng cộng tác chăm sóc người cùi. Một vị cai quản Hawaii gởi thơ đi các hội dòng để xin người tới giúp chăm sóc người nghèo, hơn 50 nơi đã từ chối vì bệnh dễ truyền nhiễm này; nhưng Mẹ Marianne, Bề Trên của dòng nữ Phanxicô lúc đó, đã hồi âm với tất cả lòng nhiệt thành rằng Bà hết lòng ao ước Bà sẽ được là một trong những người tuyển chọn để hy sinh vì phần rỗi các linh hồn cư dân trên đảo nghèo; Bà coi đó như là một đặc ân và là sự thỏa lòng lớn lao được phục vụ những người cùi bị bỏ rơi.
Ôi, sao khi đọc chuyện các thánh con xét thấy mình thật còn xa đức ái quá, mắt con sao còn mù quá vì đã không nhận ra được Thiên Chúa hiện diện nơi người thân, nơi những người mình tiếp cận. Con cứ vấp hoài tội thiếu nhẫn nhục, hiền hoà và nhân hậu; nếu nhận ra Chúa nơi người chung quanh, chắc con đã niềm nở hơn, đã kiên nhẫn hơn, đã nhường nhịn hơn, đã để họ được theo ý họ hơn. Con mong sao lửa yêu của Thánh Thần Thiên Chúa mãi tiếp tục thiêu đốt hết những gì là xác thịt, kiêu hãnh, ích kỷ nơi con, và mặc cho con cặp kính tinh trong và trái tim nhân từ của Ngài, hầu con nhận ra được sự hiện diện của Ngài nơi mọi người, và lòng con được hoan hỷ khi phục vụ cũng như khi tiếp xúc với họ. Xin Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Marianne Cope cầu bầu cho con. Amen.
Mátthêu/Matthew 14:29-30 8/9/17-8/16/17
Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với!"
Peter got out of the boat and began to walk on the water toward Jesus. But when he saw how strong the wind was he became frightened; and, beginning to sink, he cried out, "Lord, save me!"
Khi ta lòng đang say mê Chúa, đang kết hợp với Chúa trong cảm xúc niềm tin, thì ta như có thể bước trên nước, làm điều không thể, hăng hái dấn thân, v.v. Nhưng cuộc sống bước đi với Chúa không chỉ dựa trên cảm xúc mà là dựa vào niềm tin vững chãi, vào sự đâm rễ xâu và gắn liền với Cây Nho Bất Tử của ta, là Chúa Giêsu Kitô. Khi ta thật sự tin tưởng vào Ngài, thì ta có để làm được những điều ta nghĩ không thể, và ta sẽ thấy được những “điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới.”
Thường khi con sợ sệt hay lo lắng, thì con nhìn lại và nhắc bản thân về câu chuyện Phêrô đi trên nước trong Tin Mừng. Những lúc đó con nhắc mình rằng con đã quên không để mắt, để tâm vào Chúa Giêsu, nên giông tố, sóng cồn của các vấn đề đã làm con nao núng, đã làm cho con chìm – chìm trong sự lo âu, chìm trong sự buồn phiền, chìm trong sự thất vọng, chìm trong sự bực bội. Lòng con không còn “single-hearted” nữa, không còn chỉ một hướng thẳng nhìn vào Chúa nữa. Chỉ khi con nhìn thẳng vào Chúa, tiến bước tới Chúa thì con mới trở nên nhẹ nhàng như chiếc lá lướt trên sóng nước cuộc đời. Có lẽ ma quỷ hay người đời tưởng trong cơn thử thách con đã quỵ hay té nhào, nhưng không, vì trong tất cả những lần thân con đang bị lún xuống, và giông tố đang quật con chìm thì con đã kêu lên, “Chúa ơi, cứu con”, và Thiên Chúa Nhân Từ đã luôn tín trung đưa đôi bàn tay từ ái của Ngài dìu con lên, và dàn xếp mọi sự chu đáo cho con.
Những khi con lo về chuyện gì đó, thì con tập tận hiến điều đó cho Chúa, hay cho một vị thánh; rồi lỡ khi con lo âu suy nghĩ lại vấn đề ấy, thì con đã tự nói với bản thân, “con đã trao rồi, nên con tin” – con chọn để tin rằng Chúa sẽ giúp con, hay qua chính vị thánh đó Chúa sẽ giúp con. Những lúc lòng bất ổn vậy thì con lại xin Chúa tăng niềm tin cho con, giúp lấy đi sự yếu kém niềm tin của con. Con coi đó như một trận chiến nội tâm để con chọn lựa tín thác vào Chúa, và nhìn vào Ngài mà thôi, chứ không nhìn vào vấn đề đó nữa. Con cứ tập, cứ khước từ những tư tưởng lo âu cho tới khi con thắng nó (dù có những lúc tinh thần rất mỏi mệt), và con xác tín – bằng chọn lựa lý trí – rằng bản thân con chọn để tin Chúa, để chỉ nhìn vào Chúa mà bước đi thôi, chứ không nhìn vào vấn đề nữa.
Hy vọng mỗi sóng gió cuộc đời của con, cũng như của các cô chú bác, anh chị, là những lần cơ hội để cho mình tập có tấm lòng thanh trong/lòng thẳng/single-hearted để ta chỉ nhìn thẳng vào Chúa mà tiến bước trong biển đời; và lỡ ta có chìm vì mắt ta nhìn ngang thì ta chỉ cần điều chỉnh lại bằng cách cầu xin, “Chúa ơi, xin cứu con với!", thì Thiên Chúa của chúng ta sẽ lập tức kề bên và dìu ta lên bằng cánh tay oai hùng của Ngài.
2 Vua/2 Kings 6:16-17 8/2/17-8/9/17
Ông Êlisa trả lời: "Đừng sợ, vì những người đi theo chúng ta thì đông hơn những người đi theo chúng." Ông cầu xin rằng: "Lạy ĐỨC CHÚA, xin mở mắt cho nó thấy! " ĐỨC CHÚA mở mắt người đầy tớ của ông và nó thấy núi đầy những ngựa và xe đỏ như lửa vây quanh ông Êlisa.Elisha answered, “Do not be afraid. Our side outnumbers theirs.” Then he prayed, “O LORD, open his eyes, that he may see.” And the LORD opened the eyes of the servant, and he saw that the mountainside was filled with fiery chariots and horses around Elisha.
Trong sách thứ hai của các Vua nhắc tới chuyện Vua Aram giao chiến với Ítraen, và Aram được biết dân Ítraen có ngôn sứ Êlisa người của Thiên Chúa giúp, nên Vua đã sai một đạo quân lớn, có cả ngựa xe, tới để bắt Êlisa. Khi đầy tớ của ngôn sứ thấy quân đông thì sợ và báo cho Êlisa, nhưng ngôn sứ đã đáp lại người đầy tớ bằng câu Lời Chúa ta gẫm tuần này.
Khi quân Aram kéo xuống phía ông Êlisa thì ngôn sứ xin Chúa đánh mờ mắt những quân của Vua Aram, Chúa đã làm và Êlisa đã dẫn các lính của Vua Aram đến giữa thành Samari, sau đó đề nghị Vua Ítraen cho họ ăn uống. Vua Ítraen nghe theo ngôn sứ và đã dọn tiệc lớn đãi quân của Vua Aram, rồi cho họ trở về với chủ của họ. Kết quả là những toán quân Aram không còn xâm nhập Ítraen nữa.
Qua câu chuyện này con gẫm rằng có lúc cặp mắt niềm tin của ta rất “nông cạn”, chúng ta nhìn và suy đoán theo kiểu xác thịt, theo mắt con người, nhưng lại quên ta còn một sức mạnh tuyệt đối, một Đấng mạnh hơn vạn quân, một Đấng đã hứa “…sẽ chiến đấu cho anh em. Anh em chỉ có việc ngồi yên (Xh 14:14). Trong cơn gian nan thử thách của cuộc đời, có những khi người đời muốn giăng lưới hại ta, ác thần muốn kéo ta vào bẫy tội lỗi của chúng và cướp lấy linh hồn ta, khi những lần ta “suýt chết” vì tai nạn giao thông, v.v., nhưng sao ta luôn vượt qua hay tránh khỏi. Phải chăng vì Thiên Chúa đã sai đại đạo binh thiên thần của Ngài tay đỡ tay nâng, và bảo vệ ta khỏi nguy hiểm. Sức mạnh Thần Linh Ngài đã ở trong ta để đánh những trận giao chiến xác thịt, đập khuỵ những cơn cám dỗ vây quanh. Trong cơn cùng khốn, thử thách, đau khổ, sợ sệt, ta hãy học theo Êlisa, xin Chúa mở mắt tâm linh ta ra, để ta nhìn thấy sự hùng vĩ của Ngài, để ta thấy lòng nhân từ tín trung của Ngài, để ta được nhắc nhở rằng các thiên thần Ngài hằng đóng trại chung quanh ta để nâng đỡ, để bảo vệ. Phần ta, ta chỉ cần tín thác vào Ngài mà thôi.
Khi đối mặt với kẻ thù hay những người bách hại ta, ta hãy lấy lòng nhân từ như Êlisa và Vua Ítraen mà xử với họ. Ta hãy đãi họ tiệc ân đức và học theo điều Thánh Phaolô đã dạy, “…kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác (Rm 12:20-21).
Máccô/Mark 1:35 7/26/17-8/2/1
Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.Rising very early before dawn, he left and went off to a deserted place, where he prayed.
Sáng sớm ra vườn có lẽ ta sẽ thấy được những giọt nước long lanh, tươi mát đậu trên cánh lá, tăng thêm vẻ đẹp của lá, của vườn cây. Những giọt sương ban mai đó mang lại sức sống mới cho những cây đang khô cằn, héo quắt. Nó cho cây khát được tươi lại và bắt đầu nở nụ, sinh hoa đẹp tươi, rồi kết trái tốt.
Thật tuyệt thay, mỗi sáng sớm hồn ta cũng như cây trơ trụi, khô héo được uống sương mai ân sủng qua sự cầu nguyện, kết hợp với Chúa chúng ta. Ta hãy học theo gương Chúa Giêsu, để mỗi sáng sớm cũng tới một nơi thanh tĩnh để cầu nguyện, kết hợp với Chúa Cha. Hồng phúc thay nếu khởi đầu ngày mới ta được tới trước Chúa Thánh Thể hay được rước chính Ngài vào. Ngài là hạt sương quý giá và tươi mát tô điểm cho linh hồn ta, thấm nhuần trong ta nguồn sống mới mẻ Thánh Linh, cho ta được tươi tốt trong vườn nho Đức Chúa.
Sương hình thành dần dần, tích lũy từng giọt một từ hơi nước trong không khí; mong rằng đời sống tâm linh của ta cũng vậy, được cấu kết bằng những sự hy sinh cầu nguyện mỗi ngày, bằng những giờ ta tách ly thế gian để vô “một nơi hoang vắng”,một nơi trí hồn ta không nặng trĩu, trái tim ta không buồn hiu, và thể xác ta không bận bịu. Nơi hoang vắng đó ta được kết hợp với Sương Trời, là Chúa Giêsu Kitô, để khi ta bước ra khỏi nơi cầu nguyện, những người ta gặp cảm thấy khoan khoái, được mát mẻ no thỏa nơi ta, như cây gặp được giọt sương Trời lúc ban mai.
Sự cầu nguyện kết hợp với Chúa mang lại không những kết quả tâm linh, mà còn giúp ích cho ta trong lãnh vực vật chất nữa. Con có chị bạn mỗi ngày đều khởi đầu bằng sự tham dự Thánh Lễ; chị ấy muốn dâng nguyên ngày của mình cho Chúa. Chị làm nghề trang trí cắm bông. Chúa đã chúc lành và ban cho chị có tài cắm những bình bông rất đẹp. Các em họ con nhờ chị cắm hoa hai đám cưới, và những bình bông chị trưng bày, với các kiểu khác nhau, đã được không ít người khen ngắm. Chị không những cắm hoa đẹp, nhưng linh hồn chị còn rực nở nhân đức khiêm nhường, nhẫn nhục, dịu dàng và bác ái, v.v. Chị bạn này có tên của một loài hoa; và con thấy chị ấy thật như hoa huệ tinh tuyền đã ân hưởng Sương Mai của Vua Trời, nhờ đó đã được tươi tốt cả hồn lẫn xác. Ta hãy học theo chị bạn của con để cầu nguyện, kết hợp, và “ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv. 37:5), và ta sẽ “vươn mình tựa hương bá xanh tươi” (Tv. 37:35) trong thửa vườn của Đức Chúa.
2 Côrintô / 2 Corinthians 1:4 8/16/17-8/23/17
Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó.He encourages us in our every affliction, so that we may be able to encourage those who are in any affliction with the encouragement with which we ourselves are encouraged by God.
Có thầy giáo trường đại học Harvard đã từng làm thí nghiệm bằng cách chia lớp học ra làm hai, một nửa ông đưa tấm hình nhìn tựa một cô gái trẻ, và một nửa ông đưa tấm hình nhìn như một bà cụ già để các học sinh coi khoảng mười giây. Sau đó ông chiếu lên một tấm hình khác được kết hợp lại từ hai tấm ảnh kia. Những người đã thấy hình cô gái trẻ nhận ra ngay cô trẻ, và những người thấy bà già đầu tiên thì cũng nhận ra ngay cụ già trong ảnh kết hợp hai người này. Hai tốp học sinh tranh luận gay go, và sau khi dịu lại để lắng nghe, được giải thích thì họ đã nhìn ra khuôn mặt của người phụ nữ mà họ đã không nhìn thấy lúc đầu. Hai người cùng nhìn một tấm hình, bất đồng ý kiến, và hai người đều đúng hết; nghe có vẻ không hợp lý, nhưng lại đúng tâm lý.
Cuộc sống của ta được cấu tạo bởi những kinh nghiệm, sự dưỡng dục, những điều ta học hỏi hay từ những người ta tiếp xúc, nên lắm khi giao tiếp và cư xử với người khác, ta đã dựa vào những “vốn liếng” kinh nghiệm và học thức của ta mà cư xử với người. Điều này cũng tốt nếu ta trải qua những cảnh gian nan khổ sở, vì ta dễ cảm thông và mở lòng ra hơn cho những người đồng cảnh với ta. Con nhận thấy có những khi con đã xét đoán sai vì mình không hiểu người khác; khi trải qua hoàn cảnh tương tựa rồi nhìn lại mới thấy mình đã lầm, đã thiếu đức ái. Thật tuyệt khi Chúa nói “đau khổ quả là điều hữu ích, để giúp con học biết thánh chỉ Ngài” (Tv 119:71); đúng vậy, con đã học được những bài học khiêm nhường, nhẫn nhục, yêu thương và cảm thông hơn khi con trải qua những cơn gian khó; con đã học được theo thánh ý Chúa, đó là theo luật yêu thương, bao dung, thương cảm, v.v. Chính bản thân con cũng bị người ta xét đoán, dèm pha, vì họ chỉ nhìn thấy bề ngoài nhưng không hiểu được bao điều con đã phải chịu, rồi người khăng khăng là người đúng trong cách nhìn của người và còn đưa tin sai lệch nữa; những điều đó làm con đau lòng, nhưng nó lại là bài học tốt lành cho con để xét mình và dè dặt đừng xét đoán, nhưng ráng tập nhìn từ khía cạnh của người khác hoặc kiên nhẫn hỏi han và lắng nghe nhiều hơn.
Thật tốt khi ta dù không có người đồng tâm, không có người cảm thông thì ta vẫn còn Chúa Giêsu Kitô là Đấng luôn nâng đỡ và ủi an ta, như Lời Ngài đã nói, “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần (Dt 4:15-16). Tạ ơn Chúa cho sự tín trung của Ngài. Tạ ơn Chúa đã đổ hồng phúc của Ngài qua những người bạn thân, qua những người đã trải những cơn gian nan thử thách và đã lướt thắng nhờ Thần Lực của Ngài. Tạ ơn Chúa cho những người bạn tốt đó đã cùng đồng hành, cảm thông và nâng đỡ ta khi ta gặp thử thách, gian nan khốn khó. Chúc tụng Chúa ngàn đời cho sự tín trung của Ngài được tỏ lộ qua những người bạn thánh đức, nhân hậu!
Isaia/Isaiah 40:31 7/19/17-7/26/17
Những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân.
They that hope in the LORD will renew their strength, they will soar on eagles’ wings; they will run and not grow weary, walk and not grow faint.
They that hope in the LORD will renew their strength, they will soar on eagles’ wings; they will run and not grow weary, walk and not grow faint.
Cậy trông là hy vọng được giúp đỡ, được dựa vào; sự cậy trông của ta không phải nơi con người trần thế nay còn mai mất; nhưng sự trông cậy, nương tựa của ta là vào chính Thiên Chúa là Đấng nhân từ và đầy lòng thương xót. Cố Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn dịch câu Lời Chúa hôm nay là “Những ai trông vào Yavê, sẽ có sức mạnh luôn luôn đổi mới, chúng mọc cánh như những phụng hoàng, chúng chạy hoài mà không mỏi, chúng đi mà không mệt.” Vậy theo con, khi ta trông cậy, nhìn tựa vào Chúa thì Ngài sẽ ban cho ta thần lực để được đổi mới trong những công việc, những thói hư tật xấu, những ao ước để đạt tới sự thánh thiện nơi ta, nơi người khác.
Ta có lẽ đã nản chí, uể oải khi cầu bầu cho những người thân yêu được trở lại, hay cho chính bản thân ta được nên tốt lành hơn, thánh thiện hơn, v.v., nhưng sao họ như tệ hơn, ta sao như tánh hư tật xấu nhiều hơn dù đã cố gắng. Con mong rằng chúng ta đừng nản chí nhưng hãy tín thác, kết hợp và đợi chờ thời gian của Thiên Chúa. Như Thánh Gioan Vianney Giáo Hội chúng ta sắp kính ngày 4 tháng 8 đây, lúc Ngài mới về Xứ Ars, nơi giáo dân khoảng 200 người, thì tội lỗi tràn đầy nơi họ đạo này – các giáo dân khô khan nguội lạnh, lỗi luật Chúa luật Giáo Hội, ca hát nhảy múa, say sưa, cãi nhau, đánh lộn, gian xảo, và ăn cắp ăn trộm. Cha buồn phiền nhưng không ngã lòng; Cha khiêm nhường, không cậy sức riêng, và cậy vào quyền năng của Chúa thôi. Cha Thánh đã trông cậy và xin Chúa ban ơn giúp các con chiên bỏ đàng tội lỗi để trở nên đạo đức sốt sắng; sau tám chín năm kết hợp, ăn chay, cầu nguyện và tín thác vào Chúa, giáo dân xứ Ars đã biến đổi, bỏ các tính mê nết xấu, và trở nên đạo đức sốt sắng hơn các giáo xứ lân cận. Người ta coi Xứ Ars như một hình bóng của thiên đàng; và các bận sang trọng, giàu có, chức quyền, những giám mục, linh mục đã tới Xứ Ars để được nghe chính Cha Thánh giảng hay được ngài giải tội.
Tuy Cha Gioan đã phải kiên nhẫn trông đợi Chúa, nhưng sự tín thác của ngài đã được Thiên Chúa chắp cho đôi cánh ân sủng thánh thiêng để họ đạo Ars đạt tới đích thánh thiện tốt lành siêu nhiên, và Cha đã có quyền năng của Thiên Chúa để chữa bệnh, đuổi quỷ, giảo tội và giảng dạy cách thu hút tuyệt vời, đến nỗi người muôn nơi đã chẳng sợ gian khó tới Xứ Ars xa xôi nghèo hèn để nhận ân phúc Chúa qua Cha. Thần Lực Chúa đã biến đổi con chiên của Cha Gioan và nhiều người khác, và những sự mỏi mệt tinh thần vì lo lắng và đau buồn của Cha bởi sự khô khan tội lỗi của con chiên đã biến thành niềm vui ơn cứu rỗi, và là động lực tình yêu giúp cho Cha không biết mỏi mệt nhưng giải tội khoảng 11-18 tiếng mỗi ngày. Đôi giày hăng say loan báo Tin Mừng bình an của ngài không hề mòn; trong 10 năm cuối đời, ngài đã ngồi toà giải khoảng 16-18 tiếng mỗi ngày vì phần rỗi con chiên.
Ta hãy noi gương Cha Thánh Gioan Vianney để tin rằng sự trông cậy tín thác vào tình yêu miên viễn của Thiên Chúa sẽ mang lại kết quả mỹ mãn. Chúa sẽ cho ta, hay những người ta cưu mang, được như chim đại bàng, tung cách đức tin mạnh mẽ vượt thẳng qua giông tố tội lỗi và bay vào bầu trời ân sủng cứu độ, chứ không bị giông tố sa đọa tội lỗi đè bẹp.
Trong dịp lễ kính Thánh Gioan Vianney sắp tới, xin mọi người cùng con làm tuần cửu nhật kính ngài, và xin ngài cầu bầu cho mọi linh mục trên thế giới cũng có được tinh thần khiêm nhường nương tựa vào Chúa và hết lòng vì con chiên như Cha Gioan nhé. Tuần cửu nhật tiếng Việt và tiếng Anh ở đây: http://www.tinmung.net/CACTHANH/_CacThanh/_Thang08/Gioan-Vianey/TimHieu/Tuan-Cuu-Nhat.htm và https://www.ewtn.com/devotionals/novena/vianney.htm.
Rôma/Romans 8:14 7/5/17-7/12/17
Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa.
For those who are led by the Spirit of God are children of God
Khi ta đi chơi nơi xứ lạ hay tới những chỗ chưa từng qua mà có người mách đường chỉ lối thì tốt biết mấy. Họ sẽ chỉ dẫn cho ta chỗ nào an toàn, chỗ nào có những điều hay điều tốt, chỗ nào nên tránh, để ta biết mà chuẩn bị, phòng hờ. Ta có thể hình dung đường dẫn tới Thiên Quốc như một hành trình, cần được Chúa Giêsu, hay Thánh Thần của Ngài dẫn ta đi, vì ta chưa bao giờ qua đường đó lần nào. Muốn đi cho tốt và trọn con đường, ta nên có mối liên hệ mật thiết với người dẫn đường. Vậy Ta hãy hình dung mối liên hệ của ta và Chúa như một cuộc khiêu vũ nhé. Chúa như anh chàng tới mời ta, là một cô gái, ra sàn nhảy. Ta có sự chọn lựa để đáp lại lời mời của chàng hay không. Nếu ta đáp, chính chàng sẽ cầm tay ta ra giữa sàn, và chỉ có ta và chàng thôi thì vũ điệu mới tuyệt đẹp, khi ta kéo theo người thứ ba, hay cầm bóp ví chìa khóa trên tay thì khó có thể nhịp nhàng chân bước với chàng. Khiêu vũ thường người nam dẫn người nữ, trong cuộc khiêu vũ nơi trần thế này, ta như người nữ được Chúa dắt đi, nếu ta biết tin tưởng và theo sự dìu dắt của chàng, thì ta có thể phăng ra được những bước đi mà các vũ sư gọi là “fantasies”, những điệu nhảy không còn “basic” nữa, những điệu đó sẽ theo nhịp trống nhịp đàn, và người phụ nữ sẽ như phượng hoàng xoè cánh, được tung lên và tỏa ra vẻ đẹp của nàng vì được chàng nâng lên, được chàng dìu bước.
Khi ta đi trong đường đời cũng vậy, ta tín thác vào Chúa thì Ngài cũng dìu ta vào sàn nhảy của Ngài, nơi chỉ có ta và Ngài nắm tay nhau, mọi sự sẽ được quyện lại và theo tiếng trống tiếng đàn của tông điệu thiên nhiên và theo thánh ý hoàn hảo của Ngài. Ngài bung ta ra để ta được tung lên trong những nhân đức tuyệt đẹp, Ngài dẫn ta bước tới bước lui để theo nhịp bebop rao giảng tin mừng của Ngài. Ngài và ta như hươu nai nhảy nhót của điệu cha cha cha ân phúc, Ngài dìu ta trong chân bước trữ tình của ấm áp rhumba, Ngài dẫn ta theo điệu tango của sự hồi hộp trong cuộc sống và theo những quanh co cuộc đời của điệu twist. Để có một vũ điệu đẹp, người phụ nữ nên tin tưởng vào sự hướng dẫn của người nam, và nhớ rằng đừng hấp tấp quá kẻo “dẫm chân” lên thánh ý hoàn hảo của Ngài; cũng đừng nên ù lì quá, nếu không lại lỡ nhịp điệu của những giờ phút linh thánh hoàn hảo của sứ mạng hay mục vụ Ngài đã dành sẵn cho ta. Muốn nhảy đẹp, nhảy lâu không bị kiệt sức, bị đau thì nên dưỡng sức và có đôi giày tốt; ta cũng vậy, hãy tăng sức bằng Lời Ngài và Thánh Thể Ngài, và hãy mang cho mình đôi giày hăng say loan báo Tin Mừng bình an, để khi ta khiêu vũ với Chúa thì ta có thể kiên trì trong vũ khúc tình Ngài lâu dài được. Khi nhảy đầm, ta cần biết lắng nghe tiếng nhạc và nhìn vào đối phương của ta; nên cuộc khiêu vũ của ta với Chúa cũng vậy, ta hãy để đôi tai và cặp mắt tâm linh của ta mở ra, hầu nghe được tiếng nhạc Thánh Linh của Ngài, và nhìn thấy dung nhan hiền dịu của Ngài. Hãy để trí hồn ta thả lỏng, hãy để tim ta nhẹ nhàng, hầu ta ân hưởng được tình dịu dàng của bước chân và vòng tay tình ái của Thánh Thần Ngài.
Rôma/Romans 13:14 6/28/17-7/5/17
Anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.
Put on the Lord Jesus Christ, and make no provision for the desires of the flesh.
Nếu ta mặc lấy Chúa Giêsu là Thiên Chúa tình yêu thì ta phải phản ảnh những tâm tình bác ái, khoan dung, thương cảm, tâm tình vì người khác mà quên mình của Ngài. Như Thánh Phaolô dạy trong Rôma 12: “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ… thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải… Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà. Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa: vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau… đừng lấy ác báo ác…Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người” (Rm 12:9-10, 13-18).
Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa. Ta mặc lấy Lời Chúa để ta biết đường phải đi. "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi" (Tv 119:105). Lời của Ngài mang lại sự sống vĩnh cửu, ta hãy đọc, hãy “nhai đi nhai lại” để Lời ấy thấm nhuần trong tâm hồn. “Lời Chúa hứa, lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung” (Tv 119:11).
Chúa Giêsu là ánh sáng. Ta cũng hãy được bao trùm và phản chiếu ánh sáng của Ngài. Chúa nói “ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:16). Hãy để ánh sáng của ta, là các công việc tốt lành, là những việc “đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Eph 5:9), được tỏa ra để người khác có lý do mà tôn vinh Thiên Chúa Cha. “Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương (Rm 13:12-13). Xưa ta là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, ta lại là ánh sáng. Vậy ta hãy ăn ở như con cái ánh sáng (Eph 5:8).
Mátthêu/Matthew 10:29-31 6/21/17-6/28/17
Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.Are not two sparrows sold for a small coin? Yet not one of them falls to the ground without your Father’s knowledge. Even all the hairs of your head are counted. So do not be afraid; you are worth more than many sparrows.
Lời Chúa cuối tuần qua nhắc tới sự sợ hãi, và Chúa Giêsu đã ba lần trong Tin Mừng nhắc chúng ta đừng sợ vì có Chúa chăm nom giữ gìn. Con được biết rằng thời đó một xu mua được hai con chim sẻ, hai xu thì mua được năm con (Lc 12:6), con thứ năm kể như không có tốn gì cả, người bán thẩy vô để hấp dẫn lôi kéo khách hàng. Một con chim sẻ nhỏ chẳng đáng giá chi, khi rơi xuống đất thì nhẹ hều chẳng mấy tiếng động, khi rơi xuống đất có lẽ đã hết mạng sống, và nó cũng chẳng có hồn để có đời sau, thế mà Thiên Chúa của chúng ta đều biết mọi cử chỉ, mọi việc xảy ra và quan tâm tới tạo vật bé nhỏ này của Ngài.
Người ta phỏng tính một người tóc vàng có khoảng 145,000 sợi tóc, người tóc đen hoặc nâu có khoảng 120,000 sợi tóc, và người tóc đỏ có khoảng 90,000 sợi tóc. Tóc nhiều thế đó, và mỗi ngày không biết bao sợi tóc đã rơi xuống từ đầu chúng ta, thế mà Chúa nói những sợi tóc của ta Ngài cũng đếm cả rồi! Tóc con dính trên lược mấy cọng khi chải đầu con chẳng bao giờ thèm đếm, và thấy nó rớt thì thôi, chẳng gì quan trọng mà phải coi mấy sợi đã rời đầu, thế mà Chúa lại dùng sợi tóc để nhắc cho ta nhớ tới sự quan tâm, chăm sóc giữ gìn của Ngài.
1 Phêrô 5:7 nhắc rằng “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em,” và Đệ Nhị Luật 32:10 nói “Chúa ấp ủ, Chúa lo dưỡng dục, luôn giữ gìn, chẳng khác nào con ngươi mắt Chúa”, nên ta hãy nhớ rằng ta quan trọng như thế nào đối với Ngài – ai đụng tới ta là đụng tới con ngươi mắt Chúa đó =). Ngài hứa chăm sóc ta và “không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm. 8:39). Hy vọng chúng ta luôn tín thác và nhớ rằng Chúa chúng ta là người Cha đầy lòng thương xót, luôn dõi mắt nhìn theo, luôn bảo vệ và sẵn sàng giúp đỡ, ủi an nếu ta kêu cầu đến Ngài. Con hy vọng rằng dù mỗi người có “đi qua thung lũng tối tăm” thì vẫn nhớ rằng ta luôn có Chúa ở cùng!
Timothê/1 Timothy 6:7 6/14/17-6/21/17
1 Timothê/1 Timothy 6:7
Quả vậy, chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được.
For we brought nothing into the world, just as we shall not be able to take anything out of it.
Quả vậy, chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được.
For we brought nothing into the world, just as we shall not be able to take anything out of it.
Tiền là điều cần thiết cho cuộc sống, cần để lo cho công việc học hành, ăn uống, nhà cửa, sức khoẻ, bảo hiểm, v.v. Con được nghe, “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”. Tốt nhất là không nên làm nô lệ cho tiền của, không nên dùng quá sức kiếm tiền để rồi sinh bệnh. Có người nói “thuở còn trẻ dùng sức khoẻ để kiếm tiền, rồi về già dùng tiềm để kiếm sức khoẻ”. Lời Chúa đã nói tới hai chủ, Chúa và tiền; ta không vừa làm tôi trung của Chúa vừa làm tôi của tiền của được. Mong rằng chúng ta dùng tiền của để tạo công đức – làm những việc lành, giúp những người thiếu may mắn hơn chúng ta, giúp xây dựng đền thờ Chúa, giúp xây dựng Giáo Hội Chúa, để khi ta tắt thở, ta sẽ được vào cõi hằng hạnh phúc. Ta hãy mang vào Thiên Quốc những công đức của ta; "hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu." (Luca 16:9)
Nếu chúng ta đọc tin tức sẽ thấy rất nhiều nơi bị khổ (xin coi mấy hình kèm đây nơi Nam Mỹ, Ấn Độ), bị không đủ ăn, không đủ mặc, không chỗ ở, không có nước sạch để uống, v.v. Nhà thờ Chúa nhiều nơi vẫn bị giột nát, sụp đổ; ngay cả ở nơi xứ Mỹ này nhà Chúa vẫn bị nứt mẻ (xin coi hình kèm đây từ nhà thờ ở El Rito, NM) và con chiên nơi giáo xứ đó cũng không đủ ăn – “Nhà của Ta vẫn còn tan hoang, trong khi đó các ngươi ai nấy bận rộn lo cho nhà riêng của mình.” (Khácgai 1:9). Giáo Xứ Good Shepherd chúng ta cũng đang còn nợ hơn $1.5 triệu, và mới đây Cha Michael đã kêu gọi chúng ta giúp Giáo Xứ mình, gia đình dâng khoảng $3 mỗi ngày thì nợ sẽ được trả hết trong 3 năm; cho Chúa một ly càfê mỗi ngày được không? Càfê Starbucks ly lớn giá hơn $5, một ly nước ngọ khi ta ra ngoài uống cũng hơn $3, tiền “tip” mỗi bữa ăn có lẽ còn gấp mấy lần đó nữa. Vậy, ta có dám bớt một ly nước ngọt khi ăn ở ngoài, có dám nấu ăn hay mua đồ về nhà ăn, để dành tiền đó giúp Giáo Xứ chúng ta hay giúp người nghèo không? Ta hãy thương xót người để được Thiên Chúa xót thương!
Của cho là của để; của cho người là phần thưởng ta sẽ lãnh nhận gấp trăm lần từ chính tay Thiên Chúa sau này (và cả ở đời này nữa)! Ta chào đời tay trắng và ta khóc, vậy hãy để khi ta đi cũng tay trắng nhưng trong tiếng cười hạnh phúc, khi người khác khóc thương ta – một tâm hồn rộng lượng, luôn bao dung quảng đại và đã cho cho đến hết. Các thánh đã làm như vậy đó, các ngài cho hết của cải, cho hết bản thân mình, và sau khi chết vẫn còn cho – các vật dụng cũng như những phần chi thể của các Ngài được phân phát ra cho nhiều người, nhiều nơi trên khắp thế giới. Mọi người có muốn theo gương các thánh không?
Tiền là điều cần thiết cho cuộc sống, cần để lo cho công việc học hành, ăn uống, nhà cửa, sức khoẻ, bảo hiểm, v.v. Con được nghe, “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”. Tốt nhất là không nên làm nô lệ cho tiền của, không nên dùng quá sức kiếm tiền để rồi sinh bệnh. Có người nói “thuở còn trẻ dùng sức khoẻ để kiếm tiền, rồi về già dùng tiềm để kiếm sức khoẻ”. Lời Chúa đã nói tới hai chủ, Chúa và tiền; ta không vừa làm tôi trung của Chúa vừa làm tôi của tiền của được. Mong rằng chúng ta dùng tiền của để tạo công đức – làm những việc lành, giúp những người thiếu may mắn hơn chúng ta, giúp xây dựng đền thờ Chúa, giúp xây dựng Giáo Hội Chúa, để khi ta tắt thở, ta sẽ được vào cõi hằng hạnh phúc. Ta hãy mang vào Thiên Quốc những công đức của ta; "hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu." (Luca 16:9)
Nếu chúng ta đọc tin tức sẽ thấy rất nhiều nơi bị khổ (xin coi mấy hình kèm đây nơi Nam Mỹ, Ấn Độ), bị không đủ ăn, không đủ mặc, không chỗ ở, không có nước sạch để uống, v.v. Nhà thờ Chúa nhiều nơi vẫn bị giột nát, sụp đổ; ngay cả ở nơi xứ Mỹ này nhà Chúa vẫn bị nứt mẻ (xin coi hình kèm đây từ nhà thờ ở El Rito, NM) và con chiên nơi giáo xứ đó cũng không đủ ăn – “Nhà của Ta vẫn còn tan hoang, trong khi đó các ngươi ai nấy bận rộn lo cho nhà riêng của mình.” (Khácgai 1:9). Giáo Xứ Good Shepherd chúng ta cũng đang còn nợ hơn $1.5 triệu, và mới đây Cha Michael đã kêu gọi chúng ta giúp Giáo Xứ mình, gia đình dâng khoảng $3 mỗi ngày thì nợ sẽ được trả hết trong 3 năm; cho Chúa một ly càfê mỗi ngày được không? Càfê Starbucks ly lớn giá hơn $5, một ly nước ngọ khi ta ra ngoài uống cũng hơn $3, tiền “tip” mỗi bữa ăn có lẽ còn gấp mấy lần đó nữa. Vậy, ta có dám bớt một ly nước ngọt khi ăn ở ngoài, có dám nấu ăn hay mua đồ về nhà ăn, để dành tiền đó giúp Giáo Xứ chúng ta hay giúp người nghèo không? Ta hãy thương xót người để được Thiên Chúa xót thương!
Của cho là của để; của cho người là phần thưởng ta sẽ lãnh nhận gấp trăm lần từ chính tay Thiên Chúa sau này (và cả ở đời này nữa)! Ta chào đời tay trắng và ta khóc, vậy hãy để khi ta đi cũng tay trắng nhưng trong tiếng cười hạnh phúc, khi người khác khóc thương ta – một tâm hồn rộng lượng, luôn bao dung quảng đại và đã cho cho đến hết. Các thánh đã làm như vậy đó, các ngài cho hết của cải, cho hết bản thân mình, và sau khi chết vẫn còn cho – các vật dụng cũng như những phần chi thể của các Ngài được phân phát ra cho nhiều người, nhiều nơi trên khắp thế giới. Mọi người có muốn theo gương các thánh không?
Nếu chúng ta đọc tin tức sẽ thấy rất nhiều nơi bị khổ (xin coi mấy hình kèm đây nơi Nam Mỹ, Ấn Độ), bị không đủ ăn, không đủ mặc, không chỗ ở, không có nước sạch để uống, v.v. Nhà thờ Chúa nhiều nơi vẫn bị giột nát, sụp đổ; ngay cả ở nơi xứ Mỹ này nhà Chúa vẫn bị nứt mẻ (xin coi hình kèm đây từ nhà thờ ở El Rito, NM) và con chiên nơi giáo xứ đó cũng không đủ ăn – “Nhà của Ta vẫn còn tan hoang, trong khi đó các ngươi ai nấy bận rộn lo cho nhà riêng của mình.” (Khácgai 1:9). Giáo Xứ Good Shepherd chúng ta cũng đang còn nợ hơn $1.5 triệu, và mới đây Cha Michael đã kêu gọi chúng ta giúp Giáo Xứ mình, gia đình dâng khoảng $3 mỗi ngày thì nợ sẽ được trả hết trong 3 năm; cho Chúa một ly càfê mỗi ngày được không? Càfê Starbucks ly lớn giá hơn $5, một ly nước ngọ khi ta ra ngoài uống cũng hơn $3, tiền “tip” mỗi bữa ăn có lẽ còn gấp mấy lần đó nữa. Vậy, ta có dám bớt một ly nước ngọt khi ăn ở ngoài, có dám nấu ăn hay mua đồ về nhà ăn, để dành tiền đó giúp Giáo Xứ chúng ta hay giúp người nghèo không? Ta hãy thương xót người để được Thiên Chúa xót thương!
Của cho là của để; của cho người là phần thưởng ta sẽ lãnh nhận gấp trăm lần từ chính tay Thiên Chúa sau này (và cả ở đời này nữa)! Ta chào đời tay trắng và ta khóc, vậy hãy để khi ta đi cũng tay trắng nhưng trong tiếng cười hạnh phúc, khi người khác khóc thương ta – một tâm hồn rộng lượng, luôn bao dung quảng đại và đã cho cho đến hết. Các thánh đã làm như vậy đó, các ngài cho hết của cải, cho hết bản thân mình, và sau khi chết vẫn còn cho – các vật dụng cũng như những phần chi thể của các Ngài được phân phát ra cho nhiều người, nhiều nơi trên khắp thế giới. Mọi người có muốn theo gương các thánh không?
2 Côrintô/2 Corinthians 13:13 6/7/17-6/14/17
Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần. A-men.
The grace of the Lord Jesus Christ and the love of God and the fellowship of the holy Spirit be with all of you.
Chúa Cha yêu chúng ta nồng cháy, và Gioan 3:16-17 đã xác tín “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.” Vì yêu nên Thiên Chúa đã cho ta người con yêu dấu nhất của Ngài; vì yêu mà Ngài đã tự huỷ mình để chuộc lại sự sống vĩnh cửu con người đã đánh mất. Vì yêu nên Ngài muốn chúng ta mãi cùng Ngài được hưởng vinh phúc trường sinh. Vì yêu nên Cha của chúng ta vẫn bảo tồn mạng sống của ta, vẫn ban cho ta thần lực của Ngài, vẫn cho ta mọi vật, vẫn tác tạo và tái tạo mọi thứ chung quanh ta, vẫn ban cho ta những vẻ đẹp được dệt kết bởi cây cỏ, chim trời, hoa lá, sông núi, sương mai, mây trời, v.v. để ta được hưởng trọn nếp sống dồi dào nơi dương thế. Ôi, ấm áp thay ân tình của Thiên Chúa hằng bao bọc, hằng suy nghĩ cho ta, và luôn vì ta trước tiên!
Chúa Con vì yêu đã không màng tới những “lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh…” (Kh 7:12) nơi Cõi Vĩnh Sinh, như Phaolô đã nhắc ta “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2:6-7). Chúa Con yêu ta thế đấy, Ngài là “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10:11). Hy sinh cho ta xong vẫn chưa đủ, Ngài lại còn chọn ở trong nhà tạm, trong bánh rượu mỏng dòn hầu mong được ta nhận vào để có thể ở nơi ta với tất cả thiên tính, nhân tính, cùng mình và máu Ngài. Tuyệt vời thay ân tình hiến dâng, tự trao trọn của Thiên Chúa cho ta!
Chúa Thánh Thần đã chọn ở với ta là kẻ yếu hèn hầu giúp và cầu bầu cho ta (Rm 8:26). Ngài biết khi ở trong ta Ngài có thể bị ta nói dối/lied to (TĐCV 5:3), bị ta thử thách/tested (TĐCV 5:9), bị ta chống lại/resisted (TĐCV 7:51), bị ta xúc phạm/blasphemed (Mt 12:31), và bị ta dập tắt/quenched (1 Th 5:19). Ngài là Lửa Yêu, là lửa yêu nồng cháy phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa con; tuy biết ta mỏng dòn, hay phạm tội, nhưng Ngài vẫn chọn để ở với ta hầu giảng dạy/teaches (Ga 14:26), hướng dẫn/leads (Rm 8:14), bào chữa/bênh vực/bảo trợ/advocates (Ga 14:16), tăng sức mạnh/strengthens và nâng đỡ/encourages (TĐCV 9:31), thánh hóa/sanctifies (Rm 15:16), kết án/convicts (Ga 16:8), mạc khải/reveals sự thật toàn vẹn (Ga 16:13), làm chứng/chứng thực/bears witness/testifies ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8:16), và Ngài làm chứng/testifies về Chúa Giêsu (Ga 15:26) cho ta được nhận biết. Ôi cao quý thay Thần Khí khôn lường và khiêm nhường của Thiên Chúa hằng ngự trị ngay trong ta!
Thánh Gioan nhắc chúng ta “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau…Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1 Ga 4:11-12). Vậy, nếu chúng ta muốn đáp lại ân tình của Thiên Chúa Ba Ngôi thì chúng ta hãy học yêu, hãy hành yêu, hãy luôn yêu – yêu không điều kiện, yêu cho đến hết, và yêu cho đến chết.
Ba Ngôi Thiên Chúa như cây đèn cầy sưởi ấm, chiếu sáng, đốt cháy – tuy một nhưng ba, tuy ba nhưng một. Vậy, ta hãy đáp lại ân tình Ngài bằng cách sưởi ấm tha nhân bằng tình yêu ân cần, lo lắng của ta, hầu làm ấm lại tấm lòng cô đơn, đau khổ của người khác. Hãy để sự rộng lượng, các việc lành của ta chiếu sáng cho người khác có lý do chúc tụng Ba Ngôi, và hãy đốt cháy hết những tì ố tội lỗi, những tánh hư tật xấu, những tội nhẹ cố ý hay vô tình, hầu xác hồn chúng ta là nhà tạm xứng đáng cho Ba Ngôi Thiên Chúa cư ngụ!
Con nghe kể chuyện có người mẹ vượt biên không còn thức ăn hoặc sữa cho con bú, nên đã cắn ngón tay cho máu chảy để cho con uống. Và chuyện khác là có cô bé bị giựt kinh phong, khi ba cô ta nghe thầy thuốc nói là thuốc cần có con thạch thùng sống được nghiền nát để chữa cho bé, ba cô ta đã không suy nghĩ cầm con thạch thùng nhai nát ra để vị y sĩ có thể có đủ vật liệu chữa trị cho con gái ông; cô bé đó đã được thoát căn bệnh. Tình mẹ cha tốt lành hy sinh thế đấy; nghe như có vẻ điên rồ, nhưng khi yêu thì người ta không đắn đo, người ta chỉ mong làm những gì có lợi cho người mình yêu thôi. Con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa là tình yêu, nên đã bày tỏ được chút nào tình yêu phát xuất từ Ngài.
Con chân thành mến chúc mọi người “được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” trong tuần này và luôn mãi. Con mong rằng Thánh Thần Thiên Chúa sẽ mạc khải cho mọi người được am tường mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, và được ngập chìm trong tình yêu thánh khiết của Thiên Chúa ba lần thánh!
Hiệp với các chư vị trên thiên quốc, chúng ta hãy dâng lên Ba Ngôi “lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời” (Kh 7:12). Amen!
Rôma/Romans 8:11 5/31/17-6/7/17
Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.
Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần. A-men.
The grace of the Lord Jesus Christ and the love of God and the fellowship of the holy Spirit be with all of you.
Chúa Cha yêu chúng ta nồng cháy, và Gioan 3:16-17 đã xác tín “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.” Vì yêu nên Thiên Chúa đã cho ta người con yêu dấu nhất của Ngài; vì yêu mà Ngài đã tự huỷ mình để chuộc lại sự sống vĩnh cửu con người đã đánh mất. Vì yêu nên Ngài muốn chúng ta mãi cùng Ngài được hưởng vinh phúc trường sinh. Vì yêu nên Cha của chúng ta vẫn bảo tồn mạng sống của ta, vẫn ban cho ta thần lực của Ngài, vẫn cho ta mọi vật, vẫn tác tạo và tái tạo mọi thứ chung quanh ta, vẫn ban cho ta những vẻ đẹp được dệt kết bởi cây cỏ, chim trời, hoa lá, sông núi, sương mai, mây trời, v.v. để ta được hưởng trọn nếp sống dồi dào nơi dương thế. Ôi, ấm áp thay ân tình của Thiên Chúa hằng bao bọc, hằng suy nghĩ cho ta, và luôn vì ta trước tiên!
Chúa Con vì yêu đã không màng tới những “lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh…” (Kh 7:12) nơi Cõi Vĩnh Sinh, như Phaolô đã nhắc ta “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2:6-7). Chúa Con yêu ta thế đấy, Ngài là “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10:11). Hy sinh cho ta xong vẫn chưa đủ, Ngài lại còn chọn ở trong nhà tạm, trong bánh rượu mỏng dòn hầu mong được ta nhận vào để có thể ở nơi ta với tất cả thiên tính, nhân tính, cùng mình và máu Ngài. Tuyệt vời thay ân tình hiến dâng, tự trao trọn của Thiên Chúa cho ta!
Chúa Thánh Thần đã chọn ở với ta là kẻ yếu hèn hầu giúp và cầu bầu cho ta (Rm 8:26). Ngài biết khi ở trong ta Ngài có thể bị ta nói dối/lied to (TĐCV 5:3), bị ta thử thách/tested (TĐCV 5:9), bị ta chống lại/resisted (TĐCV 7:51), bị ta xúc phạm/blasphemed (Mt 12:31), và bị ta dập tắt/quenched (1 Th 5:19). Ngài là Lửa Yêu, là lửa yêu nồng cháy phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa con; tuy biết ta mỏng dòn, hay phạm tội, nhưng Ngài vẫn chọn để ở với ta hầu giảng dạy/teaches (Ga 14:26), hướng dẫn/leads (Rm 8:14), bào chữa/bênh vực/bảo trợ/advocates (Ga 14:16), tăng sức mạnh/strengthens và nâng đỡ/encourages (TĐCV 9:31), thánh hóa/sanctifies (Rm 15:16), kết án/convicts (Ga 16:8), mạc khải/reveals sự thật toàn vẹn (Ga 16:13), làm chứng/chứng thực/bears witness/testifies ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8:16), và Ngài làm chứng/testifies về Chúa Giêsu (Ga 15:26) cho ta được nhận biết. Ôi cao quý thay Thần Khí khôn lường và khiêm nhường của Thiên Chúa hằng ngự trị ngay trong ta!
Thánh Gioan nhắc chúng ta “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau…Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1 Ga 4:11-12). Vậy, nếu chúng ta muốn đáp lại ân tình của Thiên Chúa Ba Ngôi thì chúng ta hãy học yêu, hãy hành yêu, hãy luôn yêu – yêu không điều kiện, yêu cho đến hết, và yêu cho đến chết.
Ba Ngôi Thiên Chúa như cây đèn cầy sưởi ấm, chiếu sáng, đốt cháy – tuy một nhưng ba, tuy ba nhưng một. Vậy, ta hãy đáp lại ân tình Ngài bằng cách sưởi ấm tha nhân bằng tình yêu ân cần, lo lắng của ta, hầu làm ấm lại tấm lòng cô đơn, đau khổ của người khác. Hãy để sự rộng lượng, các việc lành của ta chiếu sáng cho người khác có lý do chúc tụng Ba Ngôi, và hãy đốt cháy hết những tì ố tội lỗi, những tánh hư tật xấu, những tội nhẹ cố ý hay vô tình, hầu xác hồn chúng ta là nhà tạm xứng đáng cho Ba Ngôi Thiên Chúa cư ngụ!
Chúa Con vì yêu đã không màng tới những “lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh…” (Kh 7:12) nơi Cõi Vĩnh Sinh, như Phaolô đã nhắc ta “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2:6-7). Chúa Con yêu ta thế đấy, Ngài là “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10:11). Hy sinh cho ta xong vẫn chưa đủ, Ngài lại còn chọn ở trong nhà tạm, trong bánh rượu mỏng dòn hầu mong được ta nhận vào để có thể ở nơi ta với tất cả thiên tính, nhân tính, cùng mình và máu Ngài. Tuyệt vời thay ân tình hiến dâng, tự trao trọn của Thiên Chúa cho ta!
Chúa Thánh Thần đã chọn ở với ta là kẻ yếu hèn hầu giúp và cầu bầu cho ta (Rm 8:26). Ngài biết khi ở trong ta Ngài có thể bị ta nói dối/lied to (TĐCV 5:3), bị ta thử thách/tested (TĐCV 5:9), bị ta chống lại/resisted (TĐCV 7:51), bị ta xúc phạm/blasphemed (Mt 12:31), và bị ta dập tắt/quenched (1 Th 5:19). Ngài là Lửa Yêu, là lửa yêu nồng cháy phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa con; tuy biết ta mỏng dòn, hay phạm tội, nhưng Ngài vẫn chọn để ở với ta hầu giảng dạy/teaches (Ga 14:26), hướng dẫn/leads (Rm 8:14), bào chữa/bênh vực/bảo trợ/advocates (Ga 14:16), tăng sức mạnh/strengthens và nâng đỡ/encourages (TĐCV 9:31), thánh hóa/sanctifies (Rm 15:16), kết án/convicts (Ga 16:8), mạc khải/reveals sự thật toàn vẹn (Ga 16:13), làm chứng/chứng thực/bears witness/testifies ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8:16), và Ngài làm chứng/testifies về Chúa Giêsu (Ga 15:26) cho ta được nhận biết. Ôi cao quý thay Thần Khí khôn lường và khiêm nhường của Thiên Chúa hằng ngự trị ngay trong ta!
Thánh Gioan nhắc chúng ta “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau…Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1 Ga 4:11-12). Vậy, nếu chúng ta muốn đáp lại ân tình của Thiên Chúa Ba Ngôi thì chúng ta hãy học yêu, hãy hành yêu, hãy luôn yêu – yêu không điều kiện, yêu cho đến hết, và yêu cho đến chết.
Ba Ngôi Thiên Chúa như cây đèn cầy sưởi ấm, chiếu sáng, đốt cháy – tuy một nhưng ba, tuy ba nhưng một. Vậy, ta hãy đáp lại ân tình Ngài bằng cách sưởi ấm tha nhân bằng tình yêu ân cần, lo lắng của ta, hầu làm ấm lại tấm lòng cô đơn, đau khổ của người khác. Hãy để sự rộng lượng, các việc lành của ta chiếu sáng cho người khác có lý do chúc tụng Ba Ngôi, và hãy đốt cháy hết những tì ố tội lỗi, những tánh hư tật xấu, những tội nhẹ cố ý hay vô tình, hầu xác hồn chúng ta là nhà tạm xứng đáng cho Ba Ngôi Thiên Chúa cư ngụ!
Con nghe kể chuyện có người mẹ vượt biên không còn thức ăn hoặc sữa cho con bú, nên đã cắn ngón tay cho máu chảy để cho con uống. Và chuyện khác là có cô bé bị giựt kinh phong, khi ba cô ta nghe thầy thuốc nói là thuốc cần có con thạch thùng sống được nghiền nát để chữa cho bé, ba cô ta đã không suy nghĩ cầm con thạch thùng nhai nát ra để vị y sĩ có thể có đủ vật liệu chữa trị cho con gái ông; cô bé đó đã được thoát căn bệnh. Tình mẹ cha tốt lành hy sinh thế đấy; nghe như có vẻ điên rồ, nhưng khi yêu thì người ta không đắn đo, người ta chỉ mong làm những gì có lợi cho người mình yêu thôi. Con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa là tình yêu, nên đã bày tỏ được chút nào tình yêu phát xuất từ Ngài.
Con chân thành mến chúc mọi người “được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” trong tuần này và luôn mãi. Con mong rằng Thánh Thần Thiên Chúa sẽ mạc khải cho mọi người được am tường mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, và được ngập chìm trong tình yêu thánh khiết của Thiên Chúa ba lần thánh!
Hiệp với các chư vị trên thiên quốc, chúng ta hãy dâng lên Ba Ngôi “lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời” (Kh 7:12). Amen!
If the Spirit of the one who raised Jesus from the dead dwells in you, the one who raised Christ from the dead will give life to your mortal bodies also, through his Spirit that dwells in you.
Thật tuyệt vời nếu những khi ta cần sự linh hướng mà có thể gặp hay gọi điện thoại cho một linh mục nhờ ngài và được chỉ bảo liền. Với sự thánh thiện hiểu biết của ngài, điều ta thắc mắc sẽ được giải tỏa ngay. Nếu liên lạc với vị linh hướng đó không được thì ta phải đợi. Nhưng có Vị là nguồn gốc của sự hiểu biết, là Tác Giả của sự khôn ngoan, là Thầy Dạy tuyệt vĩ ngự trị trong ta, mà nhiều khi ta đã quên hỏi Ngài, đã quên tìm Ngài chỉ đường dẫn lối.
Mấy tuần qua con gẫm về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong con, càng suy con càng thấy hoan lạc trong lòng và mỉm cười vì thấy con thật diễm phúc khi Đức Vua Trời Đất đã không màng thân phận sâu bọ tội lỗi của con mà chịu luôn ở cùng con. Đấng ấy là nguồn gốc của mọi sự tốt lành, là hơi thở và sự sống bảo tồn con, là Đấng ban cho con sự hiểu biết, sự khôn ngoan để con tiến bước và có thể làm tròn các công việc hằng ngày của con. Đấng ấy cho con sự sống, sức mạnh, tình yêu, và thần lực Ngài để con có thể di chuyển và giao tiếp với tha nhân. Đấng ấy đã ban ơn thánh thiêng cho con chu toàn bổi phận là con cái Ngài.
Con thật mong sao mình tốt lành hơn và không phạm một tội nào nữa, để đừng làm phiền lòng Thánh Thần. Con mong sao có thể có được những khúc nhạc lời ca hay nhất để tán dương Ngài. Con mong sao mọi người trên thế gian này hiểu được, nhận ra và trân quý sự hiện diện cũng như ân tình hải hà của Ngài dành cho từng người một. Ngài là Đấng hay bị lãng quên nhất vì sự hiện diện âm thầm và khiêm nhường của Ngài. Ước mong tâm trí mỗi con cái Ngài mở ra để hiểu biết, đón nhận, yêu thương, và tri ân Ngài!
Ôi Thần Khí của Thiên Chúa
Con chân thành tri ân Ngài
Con chúc tụng tình yêu Ngài
Con cảm tạ tình yêu Ngài
Con trân quý tình yêu Ngài
Ôi Đấng Cực Thánh của con
Ngài là tình yêu hoàn hảo
Ngài là bảo bối đời con
Ngài là sương mai dịu ngọt
Ngài là trót đỉnh thiện toàn
Ngài là Thiên Chúa khôn ngoan
Ngài là vẻ đẹp khôn sánh
Ngài là ánh sáng tinh tuyền
Ngài là sức sống siêu nhiên
Ngài là Thiên Chúa dịu hiền
Ngài là tình yêu siêu việt
Ngài là hơi thở bất diệt
Ngài là Thánh Linh tuyệt mỹ
Ngài là Thiên Chúa hùng vĩ
Ngài là núi đá kiên trì
Ngài là Đấng mãi trị vì
Ngài là hy vọng triền miên
Ngài là hạnh phúc vô biên
Ngài là mùa xuân viên mãn
Ngài là hoan lạc không tàn
Ngài là bình an không cạn
Ngài là sức mạnh vô vàn
Ngài là Thiên Chúa vô hạn
Ngài là người bạn chân thành
Ngài là thầy dạy thánh đức
Ngài là thao thức của con
Con nguyện ước mãi yêu Ngài
Con yêu Ngài mãi không phai
Con chúc tụng tri ân Ngài
Hỡi Đấng Cực Thánh của con
Con tán tạ hoan ca Ngài
Tán dương Ngài, Đấng TA LÀ
Tán dương Ngài, Đấng Tạo Hoá
Tán dương Ngài, Đấng Tự Hữu
Tán dương Ngài, Đấng Hằng Hữu
Tán dương Ngài, Đấng Đời Đời
Tán dương Ngài, Đấng Bất Tử
Tán dương Ngài, Đấng Mạnh Mẽ
Tán dương Ngài, Đấng Quyền Lực
Tán dương Ngài, Đấng Thánh Khiết
Tán dương Ngài, Đấng Khoan Dung
Tán dương Ngài, Đấng Thương Xót
Tán dương Ngài, Đấng Độ Lượng
Tán dương Ngài, Đấng Chân Thật
Tán dương Ngài, Đấng Công Bình
Tán dương Ngài, Đấng Toàn Tại
Tán dương Ngài, Đấng Toàn Tri
Tán dương Ngài, Đấng Toàn Năng
Tán dương Ngài, Đấng Cực Thánh
Thiên Chúa yêu dấu của con
Con mến chúc mọi người được ân hưởng Nguồn Nước ngọt dịu từ Trái Tim Chúa Giêsu cuối tuần này. Chúc mừng sinh nhật tới Giáo Hội Công Giáo, tới từng người chúng ta!
Hôsê/Hosea 4:6 5/24/17-5/31/17
Vì thiếu hiểu biết mà dân Ta bị tiêu vong.My people are ruined for lack of knowledge.
Châm Ngôn 1:7 nói, “Kính sợ ĐỨC CHÚA là bước đầu của tri thức/hiểu biết.” Thánh Vịnh 111:10 nói “Kính sợ CHÚA là đầu mối khôn ngoan. Sáng suốt thay kẻ thực hành như vậy. Mãi đến thiên thu còn vang tiếng ngợi khen Người.”
Vì nền tảng hay bước đầu của hiểu biết là kính sợ Chúa, nên chúng ta cùng suy chút coi kính sợ Chúa là gì để mới có sự hiểu biết nhé. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Ơn kính sợ Thiên Chúa nhắc cho chúng ta biết chúng ta nhỏ bé chừng nào trước Thiên Chúa và tình yêu của Người, và hạnh phúc của chúng ta là phó mình trong tay Người với lòng khiêm nhường, kính tôn và tin tưởng.”
Thánh Vịnh 34 “dạy cho biết đường kính sợ Chúa” (Tv 32:12, 14-15) – đường chính trực:
- phải giữ mồm giữ miệng,
- đừng nói lời gian ác điêu ngoa,
- hãy làm lành lánh dữ,
- tìm kiếm bình an,
- ăn ở thuận hoà,
- sống chính trực
Con nghĩ người kính sợ Chúa là người công chính, là người hoàn phó thác cho Thiên Chúa, là người yêu thích lề luật Ngài – “Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.” (Tv 117:1). Yêu thích lề luật Ngài, suy đi gẫm lại ngày đêm để không bội nghĩa bất trong, vi phạm lề luật yêu thương.
Theo con, nếu muốn có hiểu biết thì ta nên trân quý Lời Chúa, và trân quý lời khuyên răn, chỉ bảo của người khác – “Yêu lời nghiêm huấn là yêu tri thức, ghét lời sửa dạy là dại dột ngu si.” (Cn 12:1). Dù lời có khó nghe, nhưng nếu ta khiêm nhường nhận vô những lời huấn dạy khi ta hoàn toàn bị oan ức, hay khi người khác chỉ hiểu nửa vấn đề của ta, thì ta sẽ thu nhập được những điều hữu ích mà sau này ta có thể tránh sao cho không hành xử sai lầm, để cẩn thận và nhẫn nhục, chịu đựng, giữ miệng lưỡi hơn.
Hiểu nhiều về một người thì dễ cảm thông hơn, hy sinh hơn, yêu thương hơn. Muốn hiểu biết người thì cần có thời giờ với họ và tập lắng nghe họ – nghe bằng con tim, nghe bằng ánh mắt, nghe bằng tình yêu không vị lợi, nghe không phỏng đoán, nghe không xét đoán, nghe không “ta hơn người.” Ta cũng có thể xin họ nói rõ cho ta biết sở thích của họ, biết tâm tình của họ; ta cũng có thể tìm hiểu thêm qua những người thân của họ, để biết họ hơn mà biết cách yêu thương họ.
Muốn hiếu biết Thiên Chúa thì con nghĩ cũng tương tự như vậy. Ta cần trò chuyện với Ngài, ta cần đọc Lời của Ngài, ta cần học hỏi về Ngài, ta cần xin Ngài hướng dẫn, dạy bảo, cho ta biết về Ngài, biết thánh ý của Ngài. Ta hãy học theo Vua Đavid cùng xin: “Lạy CHÚA, xin chỉ cho con đường đi của Chúa. Xin dạy bảo con nước bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý. Xin dạy bảo con những điều cao quý, vì Chúa là Ðấng cứu độ con, là Ðấng ngày đêm con cậy trông.” (Thánh Vịnh 25:4-5), vì, "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." (Thánh Vịnh 119:105).
Êphêsô/Ephesians 5:18 5/17/17-5/24/17
Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí.
Do not get drunk on wine, in which lies debauchery, but be filled with the Spirit.
Châm Ngôn 23:32 nói “rốt cuộc, rượu như rắn cắn, như nọc độc hổ mang”; rượu lắm lúc có những tác hại, có thể dẫn đưa ta tới những hành động thiếu suy nghĩ, tàn bạo, tự làm nhục bản thân, v.v. Rượu “làm chủ” hay điều khiển con người khi ta uống quá nhiều và say xỉn. Thánh Phaolô có lẽ đã biết được sự xấu của say rượu, nên đã khuyên không nên say để tránh truỵ lạc; ngược lại, Ngài khuyên chúng ta hãy thấm nhuần hay tràn đầy Thần Khí.
Vậy tràn đầy Thần Khí là thế nào? Một vị đã chia sẻ rằng tràn đầy Thần Khí có nghĩa là “để Chúa Thánh Thần làm chủ mọi khía cạnh trong đời sống” của ta. Nếu hình dung mỗi khía cạnh của ta là một cái ly, và mỗi ly ta có chứa đựng những tội lỗi, hận thù, không tha thứ, ấm ức, lo âu, sầu buồn, thì không biết ta còn bao nhiêu ly trống để “đựng” Chúa Thánh Thần nhỉ? Để được tràn đầy Chúa, ta hãy quyết tâm đổ những gì chứa đọng trong ly đó ra; nếu khó làm, nếu không có sức thì ta hãy xin Chúa giúp ta “đổ đi”. Ngài là Đấng có thể làm được mọi sự, Ngài sẽ khôn khéo biết cách giúp ta đổ đi những ly đầy ắp đau thương trong cuộc sống và biến ta nên biển lớn chứa đựng mọi sự tốt lành của Ngài. Nếu ta chỉ bỏ một nửa trong ly, thì những gì đổ vào của Thần Khí chẳng sao tràn đầy được.
Ta hãy học gương các thánh luôn tín thác vào Chúa, luôn tin rằng Ngài là Abba/Daddy yêu dấu của chúng ta; Người Cha Hiền Từ không bao giờ hại con nhưng luôn làm những gì tốt nhất cho con mình, luôn chuẩn bị cho con mình một tương lai đầy hy vọng và thịnh vượng (Gr 29:11). Vậy ta còn chần chừ chi nữa mà chẳng quẳng đi những gì vô ích, hão huyền, chua cay, mang đến sự huỷ diệt, v.v., để có thể đón nhận trọn, để thấm nhuần Thần Khí của Đấng Cực Thánh? Ta hay muốn níu kéo, muốn ở trong những gì còn nghiêng về xác thịt, về thoả mãn thoải mái, sợ tận hiến cho Chúa sẽ bị “mất đi” hết, ta sợ “đau khổ.” Nhưng nếu ta ao ước Thánh Thần và xin Chúa Cha, thì chắc Ngài sẽ ban Thánh Thần tràn đầy đến để sửa lại mọi sự trong ngoài của ta và làm ta nên kiên cường, mạnh mẽ.
Người có đầy Thánh Thần là người như Phêrô từ rụt rè phản bội đến can đảm rao giảng Tin Mừng dù gặp bao trở ngại. Họ là người như Phaolô bắt bớ tàn bạo đến một mực bao dung, tận hiến, dấn thân không hề e sợ nguy khó. Họ sẽ là người cưu mang ánh sáng, ánh sáng của sự lương thiện, công chính, chân thật, yêu thương, hòa bình, v.v. Lòng họ tràn đầy niềm vui, đầy sự tín thác vào Thiên Chúa, và trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn tạ ơn Thiên Chúa Cha (Eph 5:20) và đem cả tâm hồn mà chúc tụng Ngài (Eph 5:19).
Con cầu chúc mọi người được tràn đầy Thánh Thần Chúa, để ánh sáng vinh hiển Ngài dọi chiếu sao cho mình thấu hiểu được mọi kích thước dài rộng cao sâu và nhận biết được tình thương vượt quá sự hiểu biết của Thiên Chúa Nhân Lành Cha chúng ta (Eph 3:18-19)!
Châm Ngôn 23:32 nói “rốt cuộc, rượu như rắn cắn, như nọc độc hổ mang”; rượu lắm lúc có những tác hại, có thể dẫn đưa ta tới những hành động thiếu suy nghĩ, tàn bạo, tự làm nhục bản thân, v.v. Rượu “làm chủ” hay điều khiển con người khi ta uống quá nhiều và say xỉn. Thánh Phaolô có lẽ đã biết được sự xấu của say rượu, nên đã khuyên không nên say để tránh truỵ lạc; ngược lại, Ngài khuyên chúng ta hãy thấm nhuần hay tràn đầy Thần Khí.
Vậy tràn đầy Thần Khí là thế nào? Một vị đã chia sẻ rằng tràn đầy Thần Khí có nghĩa là “để Chúa Thánh Thần làm chủ mọi khía cạnh trong đời sống” của ta. Nếu hình dung mỗi khía cạnh của ta là một cái ly, và mỗi ly ta có chứa đựng những tội lỗi, hận thù, không tha thứ, ấm ức, lo âu, sầu buồn, thì không biết ta còn bao nhiêu ly trống để “đựng” Chúa Thánh Thần nhỉ? Để được tràn đầy Chúa, ta hãy quyết tâm đổ những gì chứa đọng trong ly đó ra; nếu khó làm, nếu không có sức thì ta hãy xin Chúa giúp ta “đổ đi”. Ngài là Đấng có thể làm được mọi sự, Ngài sẽ khôn khéo biết cách giúp ta đổ đi những ly đầy ắp đau thương trong cuộc sống và biến ta nên biển lớn chứa đựng mọi sự tốt lành của Ngài. Nếu ta chỉ bỏ một nửa trong ly, thì những gì đổ vào của Thần Khí chẳng sao tràn đầy được.
Ta hãy học gương các thánh luôn tín thác vào Chúa, luôn tin rằng Ngài là Abba/Daddy yêu dấu của chúng ta; Người Cha Hiền Từ không bao giờ hại con nhưng luôn làm những gì tốt nhất cho con mình, luôn chuẩn bị cho con mình một tương lai đầy hy vọng và thịnh vượng (Gr 29:11). Vậy ta còn chần chừ chi nữa mà chẳng quẳng đi những gì vô ích, hão huyền, chua cay, mang đến sự huỷ diệt, v.v., để có thể đón nhận trọn, để thấm nhuần Thần Khí của Đấng Cực Thánh? Ta hay muốn níu kéo, muốn ở trong những gì còn nghiêng về xác thịt, về thoả mãn thoải mái, sợ tận hiến cho Chúa sẽ bị “mất đi” hết, ta sợ “đau khổ.” Nhưng nếu ta ao ước Thánh Thần và xin Chúa Cha, thì chắc Ngài sẽ ban Thánh Thần tràn đầy đến để sửa lại mọi sự trong ngoài của ta và làm ta nên kiên cường, mạnh mẽ.
Người có đầy Thánh Thần là người như Phêrô từ rụt rè phản bội đến can đảm rao giảng Tin Mừng dù gặp bao trở ngại. Họ là người như Phaolô bắt bớ tàn bạo đến một mực bao dung, tận hiến, dấn thân không hề e sợ nguy khó. Họ sẽ là người cưu mang ánh sáng, ánh sáng của sự lương thiện, công chính, chân thật, yêu thương, hòa bình, v.v. Lòng họ tràn đầy niềm vui, đầy sự tín thác vào Thiên Chúa, và trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn tạ ơn Thiên Chúa Cha (Eph 5:20) và đem cả tâm hồn mà chúc tụng Ngài (Eph 5:19).
Con cầu chúc mọi người được tràn đầy Thánh Thần Chúa, để ánh sáng vinh hiển Ngài dọi chiếu sao cho mình thấu hiểu được mọi kích thước dài rộng cao sâu và nhận biết được tình thương vượt quá sự hiểu biết của Thiên Chúa Nhân Lành Cha chúng ta (Eph 3:18-19)!Êphêsô/Ephesians 4:15 5/10/17-5/17/17
Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô vì Người là Đầu.Living the truth in love, we should grow in every way into him who is the head, Christ.
Thánh Phaolô nói, “Lòng đạo đức thì lợi ích mọi bề.” (1 Tim 4:8), và câu Lời Chúa hôm nay lại cho ta công thức để được lớn lên mọi bề là: sống theo sự thật và trong tình bác ái.
Vậy sự thật là gì? Chúa Giêsu trả lời, “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống,” (Ga 14:6) và “Lời Cha là sự thật.” (Ga 17:17). Sự thật đã được ghi trọn trong cuốn Thánh Kinh của ta.
Philatô ngày xưa đã hỏi Chúa Giêsu sự thật là gì, và thật đáng tiếc cho ông vì chính Chúa Giêsu, Đấng Sự Thật, đứng trước mặt ông nhưng ông đã không nhận ra và theo, phải chăng vì ông đã không hết lòng hết dạ tìm kím Sự Thật và xin cho được Sự Thật? Lời Chúa hứa là “Các ngươi sẽ tìm Ta và các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi sẽ hết lòng kiếm Ta.” (Gr 29:13) và “cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7:7). Vậy nếu ta tìm thì ta sẽ gặp Ngài, gặp được Ngài là Sự Thật, và chính Ngài, hay chính sự thật/Lời Ngài sẽ thánh hiến ta và cho ta nên tự do để có thể sống trong yêu thương, sống theo đường lối của Thiên Chúa – “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.” (Ga 17:17) và “Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” (Ga 8:32).
Vậy bác ái/yêu thương/đức mến là gì? Thánh Gioan cho ta câu trả lời, “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.” (1 Ga 4:8), và Thánh Phaolô đã định nghĩa cho ta đức ái ở 1 Côrintô 13. Ta cần phải biết mới có thể sống trong tình bác ái mà Chúa muốn. Xin coi định nghĩa của Phaolô dưới đây. Tóm tắt, “Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.” (Rm 13:10)
Đức mến (1 Cr 13):
· thì nhẫn nhục,
· thì hiền hậu,
· không ghen tương,
· không vênh vang,
· không tự đắc,
· không làm điều bất chính,
· không tìm tư lợi,
· không nóng giận,
· không nuôi hận thù,
· không mừng khi thấy sự gian ác,
· nhưng vui khi thấy điều chân thật
· tha thứ tất cả,
· tin tưởng tất cả,
· hy vọng tất cả,
· chịu đựng tất cả.
Theo con, khi ta có sự thật là ta mặc lấy Chúa Giêsu (Rm 13:14), mặc lấy và thực thi tâm tình yêu thương của Ngài trong 1 Côrintô 13, để ta sống trong Lời Chúa, trong Thánh Thần Chúa, là sự thật toàn vẹn (Ga 16:13-14), hầu ta có thể tôn vinh Thiên Chúa của chúng ta.
· thì nhẫn nhục,
· thì hiền hậu,
· không ghen tương,
· không vênh vang,
· không tự đắc,
· không làm điều bất chính,
· không tìm tư lợi,
· không nóng giận,
· không nuôi hận thù,
· không mừng khi thấy sự gian ác,
· nhưng vui khi thấy điều chân thật
· tha thứ tất cả,
· tin tưởng tất cả,
· hy vọng tất cả,
· chịu đựng tất cả.
Gioan/John 11:25-26 3/29/17-4/5/17
Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.
I am the resurrection and the life; whoever believes in me, even if he dies, will live, and everyone who lives and believes in me will never die.
Trong cuộc sống ta có lẽ có những điều bị “chết” lắm; ta cứ bị kẹt ở trong những điều đó và chúng đã trở nên sự phiền lòng của ta. Nhưng khi con gẫm tới chính Chúa Giêsu là “đường, là sự thật, và là sự sống” thì Lời Ngài lại nhắc con nhớ tới niềm hy vọng vào chính Ngài; vào “sự sống lại” cao siêu Ngài dành cho ta.Chúa đã làm sống lại cuộc đời của Mai Đệ Liên – từ bảy quỷ, biểu tượng của bảy mối tội đầu, đến thành một người “chọn chỗ nhất” để nghe Lời Chúa, một người trọng ân tình hơn bình dầu thơm nhất, giá tương đương lương một năm, để rửa chân cho Người vừa là Thầy, vừa là Bạn của mình, một người đã không sợ sệt để ở bên cạnh Bạn mình lúc Bạn đau thương nhất, một người đã tới sự trưởng thành của “tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi” (1 Ga 4:18) để vẫn mãi tín trung ở bên Bạn mình khi bạn quằn quại chết nhục nhằn trên thánh giá, và nàng tảng sáng đã ra mồ thăm viếng Bạn.
Khi có Chúa hiện diện thì Ngài mang nguồn sống mới. Sau vụ hoả hoạn ở San Diego năm 2013 thì các cây và các bụi cỏ của một số nơi đã tàn rụi, không còn một chút màu xanh và hình hài sự sống, thế mà sau một vài trận mưa, các vùng đó có cỏ mới mọc lên, cây đâm chồi non thật đẹp mắt. Những hoàn cảnh hay những sự khốn khó của ta cũng vậy – coi như đã bị thất vọng, tàn mất, nhưng với mưa ân sủng của Thiên Chúa, với những tia sáng chữa lành của Mặt Trời Công Chính chiếu dọi, ta sẽ được hồi sinh trong những trường hợp ta coi như là thất vọng đó.
Có những hôn nhân đã đổ bể hay gần tan, nhưng khi hai người gặp Chúa thì Ngài mang sự sống mới lại cho tình cảm đó. Có cặp vợ chồng đã ly dị, nhưng sau khi được Chúa biến đổi họ đã trở lại với nhau và cùng nhau làm trưởng một nhóm cầu nguyện. Có những người từng nghiện rượu, nghiện đánh bài, nhưng Chúa đã làm sống lại sự hăng say của họ, để họ “chết đi” đam mê, và sống lại tinh thần hăng hái phục vụ dấn thân. Họ dù gắng lắm thì cai đánh bài được sáu tháng, nhưng khi họ gặp Chúa Giêsu, họ đã hoàn toàn không còn đam mê nữa, và họ trở thành người sống trong Thần Khí, họ thành một trưởng nhóm cầu nguyện chân thành, thánh thiện.
Có anh trước khi bỏ vợ ghé ngang chào Chúa Thánh Thể một tiếng, rồi sau đó đi không quay đầu lại nữa, nhưng lạ thay, lửa yêu tưởng như tắt ngủm trong tim anh đã được Lửa Thiêng nơi Nhà Tạm làm mới lại. Lửa đó đã làm sống lại tình cảm và lòng kính sợ Chúa trong tim anh, để anh nhận ra được điều mình làm là không đúng. Lửa Nồng Cháy đã kéo anh tới tham dự thánh lễ, để chính Sự Sống trong anh đã thúc giục anh cầu nguyện xin Chúa cho anh thành người chồng biết yêu thương hơn, biết cảm thông hơn, biết khiêm nhường, tha thứ và biết quảng đại hơn để anh sống xứng đáng là hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô.
Đấy, vài chuyện con nêu trên là những chuyện con được nghe qua khi một tâm hồn được lãnh nhận “sự sống lại” của Chúa. Mong sao dù hoàn cảnh ta có “chết bốn ngày” như Lazarô thì ta cũng không mất niềm hy vọng, vì biết rằng Đấng ta thờ thật có thể tác tạo, tái tạo, và làm “sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang mừng rỡ trổ bông tưng bừng, nở hoa như khóm huệ…miền nóng bỏng biến thành ao hồ, đất khô cằn có mạch nước trào ra” (Is 35:1-2, 7). Tạ ơn Chúa, tạ ơn Đấng Cựu Thánh, Đấng Khôn Lường của ta: Ngài đã không màng thân phận đất sét, sâu bọ của ta mà sẵn sàng luôn cho ta tình yêu, cho ta nguồn sống mới, nguồn sống bất diệt, cho ta ân sủng tuyệt diệu thần thiêng của Ngài!
Mátthêu/Matthew 5:8 3/22/17-3/29/17
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.Blessed are the clean of heart, for they will see God.
Khi mắt kiếng ta bị những dấu tay bám vào thì ta ít nhìn thấy rõ, đặc biệt khi ta bước vào những nơi bụi bặm, thì kiếng lại càng bị bụi bám dầy và khó nhìn thấy những gì trước mắt. Linh hồn ta cũng vậy, khi bị bám bởi những tì vết của tội lỗi, của ý riêng, của đam mê dục vọng thì ta khó mà có lòng ngay, lòng trong sạch để nhìn thấy Thiên Chúa, nhìn thấy thánh ý Chúa, nhìn thấy điều Ngài muốn nói qua Lời Ngài, qua Giáo Hội, quan những biến cố trong cuộc sống, hay qua những gì ta gặp gỡ.
Thánh Vịnh 24:3-5 nói người trong sạch là người “chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối” người như thế được “Chúa ban phúc lành, và được Chúa thưởng công xứng đáng.” Chúng ta nên nhớ rằng “tham lam cũng là thờ ngẫu tượng” (Col 3:5), và “ngoan cố là tội ác giống như thờ ngẫu tượng” (1 Sam 15:23). Khi ta theo ý riêng ta, không màng tới ý Chúa, màng tới Lời Chúa thì có lẽ ta cũng đang “thờ” ngẫu tượng rồi, và ngẫu tượng đó chính là bản thân ta. Ngoan cố là khi ta “khăng khăng không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động dù bị phản đối mạnh mẽ: ngoan cố không chịu nhận khuyết điểm thái độ ngoan cố.” (www.vdict.com); vậy ngoan cố lại chẳng giống ta thờ chính ngẫu tượng là bản thân ta hay sao?
Khi hồn ta không rõ ý Chúa, có lẽ ta sẽ nhìn như Samuen trong bài đọc cuối tuần này, ta sẽ nhìn hình dáng bề ngoài, cách cư xử hay lời nói của người khác mà xét đoán, và ta đã không có cặp mắt Thánh Thần Thiên Chúa để dò thấu, nhận định, phán quyết như Thiên Chúa, Đấng nhìn thấy tận đáy lòng. Ta sẽ như những người lãnh đạo Do Thái mù về lòng thương xót, chỉ nhìn thấy sự phạm luật sabát của Chúa Giêsu mà đã không nhìn thấy Đấng Messiah đang ở giữa họ, không nhìn thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa qua phép lạ chữa lành mắt anh mù này. Còn anh kia tuy mù mắt nhưng mắt tâm linh lại trong để nhìn ra Đấng chữa lành anh là Đấng Thánh. Ta lắm lúc đã quên để “vui với người vui, khóc với người khóc”, và cứ ở trong sự hẹp hòi, tự ái, cứng đầu cứng cổ của ta mà quên đi lòng thương cảm, quên đi mối tình thân, quên đi “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, nên cặp mắt của trái tim ta đã bị khép kín lại. Ánh sáng của Thiên Chúa, là Lời Hằng Sống, là Thánh Thần của Ngài, sẽ dọi được vào tận cõi lòng sâu thẳm của ta, của người khác. Nhưng để được lòng thanh, lòng trong sạch, ta phải khiêm nhường đưa những gì còn tối tăm nơi linh hồn ta trước ánh sáng nhân từ của lòng thương xót Chúa; hãy đưa tới tòa giải tội, để các linh mục Chúa giúp ta gội sạch những gì còn u tối nơi linh hồn ta.
Mỗi khi mắt kiếng con bị mờ thì con lấy nước hay khăn lau sạch, để con nhìn được rõ hơn. Khi linh hồn con dơ bẩn, con thống hối ăn năn ngay lập tức, và đi xưng tội ngay khi có thể. Lòng khiêm nhường thống hối ăn năn, cộng thêm bí tích hòa giải sẽ giúp rửa sạch tâm hồn. Một chuyên gia trừ quỷ nói về bí tích giải tội như sau: “một lần xưng tội tốt hơn trăm lần trừ quỷ.” Ta thấy đó, một vị chuyên đối mặt với ác thần và dùng qua nghi thức trừ quỷ của Giáo Hội xác tín rằng nếu ta thống hối ăn năn đi xưng tội thì bí tích này có quyền năng xua đuổi ác thần còn hơn 100 lần quý cha trừ chúng.
Khi hồn ta trong sạch rồi, mong sao ta hãy ráng giữ để mãi được như vậy. Tâm hồn trong sạch là tâm hồn có Thiên Chúa, có sự khôn ngoan của Thiên Chúa ở cùng. Tâm hồn đó được Thiên Chúa xử nhân hậu (Tv 73:1). Tâm hồn đó sẽ “có một thần khí tinh tường và thánh thiện, duy nhất và đa năng, tinh tế và mau lẹ, minh mẫn và tinh tuyền, trong sáng và thản nhiên, lanh lợi và chuộng điều lành, bất khuất, từ bi và nhân ái, cương quyết, vững vàng và điềm tĩnh, làm được mọi sự và quan tâm đến mọi điều, thấu suốt mọi tâm can, kể cả tâm can của những người trong sạch, thông minh, tinh tế nhất” (Kn 7:22-23). Tâm hồn đó sẽ là “phản chiếu ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương trong phản ánh hoạt động của Thiên Chúa, là hình ảnh lòng nhân hậu của Người…và chẳng gian tà nào thắng nổi” (Kn 7:26,30).
Để có lòng trong sạch, ta hãy xin Chúa ban cho ta ơn này. Và ta hãy đổ đầy tâm trí ta với những tư tưởng và hình ảnh cao thượng tốt lành. Hãy nghiền ngẫm Lời Ngài, hãy hướng và nghĩ về Ngài mọi nơi mọi lúc, hãy siêng tới với Ngài qua Thánh Thể, qua các bí tích, qua hạnh các thánh, và qua tương giao với những người thánh thiện.
Ta hãy xin Chúa “soi lòng mở trí cho ta thấy rõ”/”open the eyes of our hearts” (Eph 1:18), để ta được nhìn ra đâu là thánh ý Ngài, đâu là điều làm đẹp lòng Ngài, để qua đó, ta mang tình thương của Ngài tới những ai có nhu cầu nhiều nhất, tới những ai Chúa muốn ta làm khí cự tình yêu của Ngài.
Lạy Chúa, xin hãy tẩy rửa xác hồn con để con được nên tinh trong. Xin hãy cho con nhìn bằng ánh mắt của Chúa, nghe bằng đôi tai của Chúa, yêu bằng con tim của Chúa, suy nghĩ và phán quyết bằng Thần Trí của Chúa, và cho con chỉ nói Lời của Chúa mà thôi. Amen.
Đức trong sạch là sự huy hoàng của con người nội tâm. Nó là sức mạnh tột đỉnh khóa chặt tâm hồn trước những điều thấp hèn và mở rộng tâm hồn trước những điều cao quý. Jean de Rusbrock
Gioan/John 10:10 3/15/17-3/22/17
Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
A thief comes only to steal and slaughter and destroy; I came so that they might have life and have it more abundantly.
Sau khi Chúa Giêsu được tràn đầy Thánh Thần thì Chúa đã bị quỷ cám dỗ về vật chất/xác thịt, quyền năng, và danh vọng. Quỷ đã hứa hẹn, xúi Ngài truyền cho đá hoá bánh để thoả mãn cơn đói, cho Ngài thấy toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước thiên hạ, rồi lại xúi Ngài nhảy từ trên nóc Đền Thờ xuống. Chúa Giêsu đã thắng ma quỷ, nhưng ta thì sao? Satan có lẽ không hiện hình để cám dỗ ta như đã hiện ra với Chúa Giêsu, nhưng hình như thần dữ hay kẻ trộm đã khôn khéo giựt dây, đã âm thầm rỉ tai ta đi theo những gì hắn muốn. Chúng gieo cho ta những tư tưởng không lành mạnh, nhưng lại cho ta những lý do “chính đáng”, nghe êm tai để ta làm theo. Chúng nâng ta lên để ta cảm thấy như ta thật thánh thiện, thật tốt lành giỏi dang, nên có lúc ta đã coi thường hay xét đoán tha nhân. Chúng cám dỗ ta vào những chuyện xác thịt hay những tình cảm không lành mạnh, để ta lỗi đức trong sạch và đưa tới những chia rẽ các mối liên hệ, đưa tới những hối hận, đau buồn. Chúng cám dỗ ta mê tiền, nên ta đã làm ngày Chúa dạy là không, ta đã rước các thần phước lộc thọ, thổ địa vào nhà, vào tiệm; ta đã coi hướng nhà cửa, chọn ngày tốt cưới hỏi. Hơn nữa, ta chuộc bùa, ta coi chỉ tay bói toán. Satan tuân giữ “giao kèo” hay lắm; hắn sẵn sàng cho ta những điều ta tìm kiếm, nhưng cũng quyết lấy cho được những gì mang lại niềm vui, đoàn kết, hạnh phúc, hay sự sống đời đời của ta. Ác Thần như kẹo chua (hình như tên Lemon Drops) các con nít ăn, thật ngọt bên ngoài, nhưng khi ăn tới lõi thì thật là chua. Những ai đã rước bùa ngải, tà thần vô nhà thì thuở đầu mọi sự trôi chảy, làm ăn nên, nhưng sau đó thì có rất nhiều điều không may xảy ra trong cuộc sống. Có người từng giao kèo với tà thần và lên đồng nên đã được toại nguyện; nhưng sau này thể xác rất bệnh hoạn, dần dần bị ác mộng và đêm không ngủ được; dù đã bỏ lên đồng hơn mười năm nhưng những sự bệnh hoạn đớn đau vẫn đi theo, cho tới khi họ chọn
Thiên Chúa hoàn toàn và quyết tâm đoạn tuyệt với thần dữ; họ kêu cứu tới Chúa và Ngài đã giải thoát họ. Satan hứa hẹn những hào nhoáng của thể gian, đưa “mồi” nhử chúng ta, rồi khi ta cắn câu thì dần dần hắn mới bắt đầu hành hạ ta, mang tới sự huỷ diệt về sức khoẻ, tài chánh, các mối liên hệ v.v; chúng đánh cắp mất sự bình an và hoan lạc trong tâm ta, và tệ nhất là chúng giết luôn linh hồn của ta nếu ta không quay đầu hối lỗi.
Chúa Giêsu chúng ta thì ngược lại, khi Ngài gọi ta theo Ngài thì lại nói ta “phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày, liều mất mạng sống mình vì Ngài” (Lc 9:23-24) qua “cửa hẹp mà vào” và “cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống” (Mt. 7:13-14). Ngài còn nói tới "dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa” (Lc 14:26-27). Chúa chẳng hứa gì là vinh quang của thế gian, dù Lời Ngài hay các thông điệp Ngài ban sau này đều nói tới cửa hẹp để vào Nước Trời. Ngài thì như cho ta kẹo bên ngoài thì chua, nhưng vô tới lõi mới ngọt (giống kẹo Sour Patch thì phải). Đường của Ngài là đường sự thật giải phóng ta, đường của Ngài là đường có sự bình an không theo kiểu thế gian, đường của Ngài là đường đưa tới sự sống vĩnh cửu của hồn lẫn xác, vậy ta chọn theo đường hẹp của Chúa hay theo đường rộng thênh thang của satan?
Rút/Ruth 1:16-17 2/8/17-2/15/17
Rút/Ruth 1:16-17
Rút đáp: "Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở đâu, con ở đó, dân của mẹ là dân của con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con. Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất. Xin ĐỨC CHÚA phạt con thế này và thêm thế kia nữa, nếu con lìa xa mẹ mà không phải vì cái chết!"Ruth said, “Do not press me to go back and abandon you! Wherever you go I will go, wherever you lodge I will lodge. Your people shall be my people and your God, my God. Where you die I will die, and there be buried. May the LORD do thus to me, and more, if even death separates me from you!”
Con thích chuyện của cô Rút; sách rất ngắn, chỉ có bốn chương, nhưng qua cô Rút này con thấy được những điều hay khi con đọc và gẫm về cuộc đời cô. Chồng cô Rút dân Israen lánh nạn qua xứ sở cô Rút và lấy cô là người Môáp dân ngoại làm vợ. Lấy chồng không bao lâu chồng qua đời và người mẹ chồng Naômi muốn về lại xứ Bêlem của mình. Bà Naômi đã thúc và khuyên cô Rút và chị dâu Oócpa trở lại với gia đình của họ và hãy tái hôn, nhưng cô Rút đã một mực chọn đi với mẹ chồng; lời cô đáp lại mẹ chồng là câu tuần này chúng ta gẫm.
Con rất ái mộ tâm tình chung thủy, đầy tình nghĩa, hiếu thảo, vâng lời, tín thác, can đảm và khiêm nhường của cô Rút. Cô ta đã đón nhận Thiên Chúa Israen làm Chúa của mình; khi chúng ta đọc chuyện sẽ thấy sự tín thác vào Thiên Chúa, sự vâng lời và hết mực yêu thương mẹ chồng của cô ta đã được Thiên Chúa tưởng thưởng. Cô từ một người dân ngoại, dân phát xuất từ sự loạn luân giữa ông Lót và con gái lớn của mình (Stk 19:37), mà đã được “ráp vào” chi tộc Chúa Giêsu Kitô; cô đã trở nên bà cố nội của Vua Đavít.
Khi mẹ chồng đưa Cô Rút về quê nội, cô đã hiếu thảo đi mót lúa nuôi mẹ, và Chúa đã quan phòng để cô mót đúng lúa của ruộng ông Bôát, một người kính sợ Chúa (R 2:4), người bảo vệ và tôn trọng phụ nữ; ông là người chính trực, quan sát tỉ mỉ, và chú ý và chăm nom người khác (R 2:9, 14, 3:12-15). Ông Boát đã quan sát và thấy được cô Rút trước, nhưng không những chỉ thấy bề ngoài của cô ta, mà ông đã nghe trước và thấy cả những nhân đức tốt lành của cô. “Hữu xạ tự nhiên hương,” khi có những nhân đức tốt lành như cô Rút thì tự nó tỏ lộ mà không cần phải “quảng cáo” về bản thân.
Khi cô Rút nghe theo lời mẹ chồng, hiếu thảo, đồng thời chờ đợi và làm theo ý mẹ chồng dặn thì chính cô đã gặp được Ông Bôát như một vị “cứu chuộc” và bảo tồn dòng dõi chồng cô; Ông Bôát là hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô cức chuộc và giữ cho dòng cô Rút tới ngàn đời. Ta hãy học theo gương cô Rút biết lắng nghe, vâng lời bề trên, để thánh ý Chúa được thực hiện, chứ đừng như bà Rêbêca trong sách Sáng Thế đi trước Chúa một bước để bày mưu cho Giacóp đoạt lời chúc phúc của anh Êxau từ Cha Ixaác. Khi đi trước Chúa có những khi sẽ đưa đến những sự tranh chấp, tức giận, ước muốn trả thù và giết chết như chuyện của Giacóp và Êxau (St 27). Còn khi hiếu thảo, vâng phục bề trên, và khiêm nhường lắng nghe rồi làm theo, thì những sự tốt lành có lẽ sẽ tới cách tốt đẹp như cô Rút; ông Bôát người giàu có, chính trực, kính sợ Thiên Chúa, thấy cô trước, ông chủ động cho cô ăn uống với những người làm của ông, (dù cô nghĩ mình không đáng làm một tỳ nữ của ông (R 2:13)), ông dặn công nhân rút lúa đã gặt để lại cho cô Rút mót, ông cho cô thêm lúc mạch về nuôi sống mẹ con, ông chủ động gọi những người có trách nhiệm trong thành/trong họ để bàn về chuyện bảo tồn dòng dõi cho chồng quá cố của cô Rút, và đã dàn xếp cách chính trực/thỏa đáng để “danh chính ngôn thuận” lấy cô Rút làm vợ.
Trong chuyện cô Rút, chúng ta có thể thấy rằng Thiên Chúa quan phòng cho mọi con cái của Ngài, không kể xuất xứ, xuất thân, đàn ông hay đàn bà, dù là phát xuất từ tổ phụ loạn luân như cô Rút. Chúa yêu thương “mẹ goá con côi” của bà Naômi. Chúa có thể dùng mọi biến cố trong cuộc sống của chúng ta, như nạn đói ở Bêlem đã đưa đẩy gia đình bà Naômi tớ Moáp, như sự ra đi của chồng cô Rút, và rồi hoàn cảnh goá chồng và nghèo nàn của hai mẹ con đã dẫn cô Rút về Bêlem đi mót lúa và đã mót được “lúa thượng hạng” là ông Moáp, một hình ảnh của Chúa Giêsu Cứu Chuộc chúng ta. Hy vọng chúng ta cũng có tâm tình khiêm nhường, yêu thương, vâng lời để “mót” và giữ trọn được “Lúa Vàng”/Chúa Hằng Sống của chúng ta!
Ruth tên của tiếng Do Thái có nghĩa là người bạn (friend) và chữ ruth có nghĩa là lòng trắc ẩn; những ý nghĩa này thật xứng với cô Rút chuyện chúng ta gẫm. Cô đã là một “người bạn” trung thành đồng hành với mẹ chồng cô lúc bà Naômi cảm thấy trong lòng cay đắng nhất khi bị mất mát hầu như tất cả. Cô Rút đã có lòng thương cảm tới người mẹ chồng “xấu số” này, nên đã hy sinh sự thoải mái của cuộc sống nơi mình sinh trưởng và tình yêu ấm ám của cha mẹ ruột, để chọn đi theo phục vụ mẹ chồng, đồng thời cô đã chọn Thiên Chúa Israen mà núp dưới cánh của Ngài. Chúng ta cũng xin Chúa cho ta được có những nhân đức của cô Rút, biết yêu thương, khiêm nhường, hiếu thảo với cha mẹ ruột, và biết yêu thương hiếu thảo với cha mẹ của chồng/vợ như chính cha mẹ của mình vậy. Xin cho ta có sự khôn ngoan và lòng kính sợ Chúa và luôn chọn Ngài là Chúa của đời ta, như cô Rút đã chọn, được không?
Mátthêu/Matthew 9:37-38 2/1/17-2/8/17
Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
He said to his disciples, “The harvest is abundant but the laborers are few; so ask the master of the harvest to send out laborers for his harvest.”
Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy xin Chúa Cha ban “thợ gặt”, vậy ta hãy tuân theo Lời Ngài dạy mà xin Chúa Cha ban cho Giáo Hội chúng ta có nhiều các linh mục, các nữ tu thánh thiện nhiệt thành, đặc biệt cho ơn gọi nơi Giáo Phận San Diego chúng ta – Giáo Phận rất cần các linh mục. Chúng ta có thể làm tuần cửu nhật với Đức Mẹ, Thánh Giuse, hay Thánh Gioan Vianney quan thầy các linh mục, hay Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thánh Pio, Thánh Don Bosco, v.v. là những vị linh mục thánh thiện, đã ảnh hưởng tốt lành mạnh mẽ tới biết bao các linh hồn, để xin các ngài cầu giúp hay hộ phù những “thợ gặt” thân yêu của chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa sắp xếp cơ hộ cho những ai muốn tận hiến được biết rõ nơi Chúa muốn chọn họ – nơi giáo phận hay dòng hoặc tu hội nào đó. Xin Chúa cũng mở lòng các con chiên có có khả năng, có tài chánh, để nâng đỡ cách vô vị lợi cho những vị đang cần phương tiện để bước tới đời sống tận hiến. Có những vị muốn đi tu nhưng không có ai bảo trợ, đặc biệt nơi các xứ nghèo.
Chúng ta hãy tận hiến các con cháu chúng ta cho Chúa, Đức Mẹ, hay một vị thánh nào đó, khi chúng vừa được thành hình trong bụng mẹ, để các Ngài bảo vệ và hướng dẫn chúng trên đường thánh đức. Tốt hơn nữa là xin Chúa thánh hoá các bộ phận sinh sản, tử cung của chúng ta trước khi con cái chúng ta được Ngài tác tạo, và xin Chúa chuẩn bị cho cung lòng của chúng ta, cũng như chính đời sống tâm linh của chúng ta, sao ta trở nên xứng đáng và biết cách nuôi dưỡng những mầm non mà Chúa sẽ trao tặng cho chúng ta sau này.
Chúng ta hãy nhớ tới và cầu nguyện nhiều cho các “thợ gặt” mà Chúa đã tuyển chọn. Có những thợ vì trách nhiệm nhiều hay đã làm quá nhiều nên có những khi mệt nhọc tinh thần lẫn thể xác. Có những thợ vì đã bị tổn thương nhiều nên dễ nhạy cảm, dễ bực bội, dễ thiếu kiên nhẫn. Có những vị bị những hoa thơm cỏ lạ bên lề làm chia trí nên đã quên chú tâm vào việc gặt hái, rồi lại vô tình hái hoa dại bên lề. Chúng ta hãy luôn xin Chúa ở với và ở giữa chúng ta khi ta tiếp xúc với các vị được tuyển chọn, thánh hiến của Chúa; xin Ngài luôn nhắc ta có ý ngay lành và không nên cớ vấp phạm khi ta gần gũi hay giúp đỡ các vị ấy. Có một linh mục chia sẻ rằng khi ngài tiếp xúc với những phụ nữ, ngài luôn xin Chúa ở cùng vì ngài biết thân ngài chỉ là con người, nó vẫn có những cảm xúc trai gái bình thường, và ngài biết rằng nếu buông Chúa ra thì ngài sẽ té liền, không những ngài, mà cả giám mục, giáo hoàng, hay bất cứ từng người chúng ta cũng vậy, kể cả các thiên thần cũng đã té ngã. Nên, ngài bám chặt lấy Chúa vì ngài biết rằng: không có thánh sủng, chúng ta đều rất dễ bị ngã quỵ. Ta hãy có lòng bao dung khi ta thấy vị nào đó lầm lỡ; nếu ngài còn đang ở trong “mây mù” thì xin gia tăng lời cầu nguyện hy sinh cho vị ấy nhé.
Chúng ta hãy xin Chúa Cha xức dầu Thánh Thần trên các “thợ gặt” của Chúa, và trên ta nữa, để mọi người được tràn đầy quyền năng của Ngài (1 Cr 4:20), hầu có thể rao giảng Lời Ngài hữu hiệu, và “chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 9:35) nhân danh Ngài. Chúng ta hãy xin cho các “thợ gặt” luôn được thánh thiện, vui tươi, và mạnh khoẻ nhé (xin cho các ngài luôn “holy, happy, and healthy”)!
Luca /Luke 7:7-8 1/25/17-2/1/17
Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh. Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: "Đi! là nó đi; bảo người kia: "Đến! là nó đến; và bảo người nô lệ của tôi: "Làm cái này! là nó làm."
Lời của Thiên Chúa đầy quyền năng; Chúa phán một Lời, thì muôn tạo vật được dựng lên. Chúa phán một lời thì người đầy tớ đã được lành bệnh. Chúa phán một Lời, thì ma quỷ chạy xa. Chúa đã trao quyền cho chúng ta. Khi vị linh mục phán một Lời thì bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu. Khi con cái Chúa nhân danh Ngài phán một lời, thì bệnh tật, ma quỷ cũng đi mất. Nhưng hình như ta không mấy có niềm tin như đại đội trưởng kia; ông đã tin rằng Chúa có quyền và Chúa sẽ làm, nên Chúa đã làm qua Lời của Ngài. Còn chính bản thân ta thì sao, ta tin vào Lời Ngài được mấy phần? Lạy Chúa Giêsu, xin giúp sự yếu kém niềm tin của con. Xin ban cho con niềm tin và lòng khiêm nhường như ông đại đội trưởng, để con tin rằng Chúa quyền uy vô cùng, chỉ cần một Lời của Chúa là mọi sự được thành. Xin cho con tín thác vào Lời Chúa, và xin Lời Chúa thấm nhuần cũng như sinh hoa kết trái tốt lành trong đời con. Amen
Luca /Luke 4:1-2 1/18/17-1/25/17
Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về. Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó, thì Người thấy đói.Filled with the Holy Spirit, Jesus returned from the Jordan and was led by the Spirit into the desert for forty days, to be tempted by the devil. He ate nothing during those days, and when they were over he was hungry.
Có lẽ có những thử thách, những khó khăn là do ta tự tạo. Ta vì vô tình hay cố ý đã đưa bản thân vào những nơi không an toàn, những trường hợp ta cảm thấy bị cám dỗ, và nếu không có ơn Chúa, chắc chắn ta sẽ phạm lỗi té đau. Qua câu Lời Chúa chúng ta gẫm tuần này, ta thấy Chúa Giêsu được chính Chúa Thánh Thần dẫn tới “chiến trường”. Khi Thánh Thần dẫn tới thì chính Ngài sẽ đánh trận cho ta; như Chúa Giêsu đã được đầy Thánh Thần và đã thắng Satan trong các cơn cám dỗ, ta cũng vậy, ta sẽ thắng trận cho Chúa. Con trước giờ hay nghĩ tới chính mình chống trả với tính xác thịt nhờ ơn Chúa, nhưng có một vị linh mục chia sẻ rằng như một người đánh trận với quỷ đã thắng được là vì chính Chúa đẩy lui và đánh quỷ ra khỏi một người, thì Chúa cũng sẽ là Đấng đánh trận với tính xác thịt là kẻ thù của ta trong ta, chứ không phải là ta chống đánh nó. Lời vị linh mục chia sẻ làm con thêm tín thác hơn vào sự quan phòng của Chúa và tin rằng nếu con kêu cầu Ngài hết lòng thì Ngài sẽ giúp con thắng những cơn cám dỗ trong cuộc đời.
Có những lúc Chúa cho phép những trái nghịch trong cuộc sống để rèn luyện ta, để qua đó ta có cơ hội tạo nên những gì quý giá. Như những ngọc trai tự nhiên tạo ra do những “tai nạn”, những điều kiện tình cờ xảy đến khi có hạt cát, ký sinh trùng hoặc vật lạ chui vào bên trong khi con trai hé vỏ ra ăn hoặc hô hấp. Bị kích thích bởi vật lạ nên con trai liên tục phản ứng bằng cách tiết ra xà cừ bao bọc lấy tác nhân xâm nhập nhằm bảo vệ mình. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm, lớp xà cừ dày lên và tạo thành viên ngọc. Ta cũng vậy, mong qua những trắc trở trong cuộc sống ta cũng có thể tạo nên những viên ngọc nhân đức của sự nhẫn nhục chịu đựng, của sự yêu thương cảm thông, của sự tín thác vào Đấng hằng thương xót ta.
Con thấy trong Thánh Kinh, sau những lần Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, hay đầy vinh quang sự hiện diện của Thiên Chúa thì thường Ngài gặp quỷ. Quỷ đã cám dỗ Chúa về vật chất/xác thịt, quyền năng, và danh vọng. Thầy sao trò vậy, nên chúng ta cũng đã hoặc sẽ bị cám dỗ về những khía cạnh này như Chúa Gêsu. Hy vọng lòng chúng ta luôn ấp ủ Lời Chúa để trong những khi gặp các thử thách, Thánh Thần Chúa sẽ khơi lại cho ta nhớ những Lời Ngài đã nói với ta, để ta dùng những Lời Chúa mà chống trả lại các sự cám dỗ ta gặp. Dù chúng ta có ở trong sa mạc thử thách, nơi có lẽ không có sự nâng đỡ ủi an của con người, nhưng ta nhớ rằng chính Chúa Giêsu khi ở nơi cách xa những gì là thoải mái, thì vẫn có các Thiên Thần Chúa tới hầu hạ Ngài. Ta cũng sẽ được sự trợ giúp của các sứ giả Thiên Chúa khi ta đang ở trong những "chiến trường" của sự thử thách, cám dỗ.
Êphêsô/Ephesians 6:11-12 12/28/16-1/4/17
Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao.
Put on the armor of God so that you may be able to stand firm against the tactics of the devil. For our struggle is not with flesh and blood but with the principalities, with the powers, with the world rulers of this present darkness, with the evil spirits in the heavens.
Nhân dịp năm 2017 tới, con muốn dùng câu Lời Chúa tuần này để suy gẫm và để xin ơn bảo vệ của Chúa cho năm mới này. Xin Chúa cho ta được mặc trọn bộ binh giáp vũ khí Chúa mà đứng vững giữa thế giới thuộc quyền thống trị của satan này.
Thánh Phaolô dùng bộ binh giáp của người lính Rôma mà diễn tả cách ta cần “trang bị” tâm linh để đứng vững trước những kẻ thù vô hình. Lời Chúa tiếng Việt dịch đoạn này không rõ, nhưng trong câu tiếng Anh nêu rõ “principalities” và “powers” – hai phẩm trật các thiên thần được gọi là Đại Lãnh Thần/Thủ Lãnh và Dũng Thần (“thiên thần chiến sĩ”). Nếu là thần lành thì các Đại Lãnh Thần là những vị trợ thủ, bảo vệ các người lãnh đạo, các quốc gia, các giáo xứ; các Dũng Thần là các chiến sĩ chống lại điều ác và bảo vệ lương tâm, bảo vệ vũ trụ loài người, bảo quản lịch sử, họ đặc biệt phụng sự các linh mục, giúp các ngài có ảnh hưởng sâu xa tới các linh hồn. Khi Lời Chúa nói tới ta phải chiến đấu với những thần thuộc hai phẩm trật này thì chắc nói tới các thần từ phẩm trật cao này (cao hơn các Tổng Lãnh Thiên Thần và các Thiên Thần Bản Mệnh nữa) đã chống lại Thiên Chúa và đã thành ác thần; giờ thì họ làm các điều ngược lại với những trách nhiệm tốt lành của họ khi xưa; những ác thần đó vẫn giữ được những quyền năng mà họ có trước khi phản Chúa, nên họ vẫn có những quyền phép huỷ diệt thiệt nhiều nếu ta rớt vô tay họ.
Thánh Phaolô dùng lời mạnh, lời ra lệnh cho ta phải mang trọn bộ giáp binh vũ khí của Chúa (chứ không phải của ta nhé; của Chúa mới hoàn hảo), thì ta mới đứng vững được trước cạm bẫy, cám dỗ của ác thần. Vậy, xin cùng con gẫm về các phần của bộ giáp binh (Eph 6:14-18) này nhé, chỉ là suy gẫm của cá nhân con thôi đó, chứ con không biết các chuyên gia giải thích Thánh Kinh phân tích như thế nào về đoạn Lời Chúa này đâu.
1. Khiên mộc đức tin (faith) – Khiên mộc giương ra và đỡ những tia lửa, mũi tên bắn từ ác thù. Ta giơ khiên mộc bất cứ hướng nào ta thấy sẽ có sự tấn công của kẻ thù để đỡ, không cho những mũi tên tới gần đầu, tim, hay những phần khác của chi thể ta. Đức tin của ta đặt nền tảng vào Chúa Giêsu Kitô, vào tình thương muôn thuở của Ngài, vào sự tín trung của Ngài, và Lời Hứa của Ngài, vào Rôma 8:28 - “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người.” Và để tăng thêm đức tin, chúng ta hãy đọc/nghe Lời Chúa nhiều vì “có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời Đức Kitô.” (Rm 10:17)
2. Gươm Lời Chúa (Word of God) – Hãy dùng gươm Lời Chúa hai lưỡi (Dt 4:12) sắc bén, vừa để phòng thủ/phản công và tấn công khi địch muốn hại ta. Ta giương cao khiên mộc đức tin và kiếm Lời Chúa để đỡ thì những tia lửa của ác thần không tới gần những bộ phận trên chi thể của ta được. Khi bị cám dỗ trong sa mạc, satan đã dùng chính Lời Chúa mà tấn công Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã khôn ngoan mà dùng Lời Chúa đối đáp lại với satan. Ta hãy học cách chống trả satan tuyệt hay này của Thầy chúng ta nhé!
3. Mũ chiến cứu độ (salvation) – Mũ đội bảo vệ đầu rất quan trọng, vì đầu có bộ óc điều khiển được toàn thân. Khi quỷ chiếm hữu một người thì tướng của chúng thường cư ngụ trên đầu của người đó; có một tướng quỷ khai rằng như thế nó mới điều khiển được toàn thân nạn nhân. Chúng ta hãy luôn mặc trọn mũ cứu độ của Chúa Giêsu, mũ mà ta có được nhờ giá máu của Ngài. Hãy xin Ngài luôn dùng máu Ngài mà thanh tẩy trí ta, rửa sạch những gì là ô uế, tối tăm, và thay vào bằng những gì tinh tuyền, thánh thiện, cao quý, chân thật, đáng mến, đáng khen, v.v.
4. Áo giáo công chính (righteousness) – Áo giáp che bộ ngực, bảo vệ trái tim của ta. Nếu không có đức tin mạnh để cản tên bắn của kẻ thù từ xa, thì áo giáp của đời sống chính trực sẽ gìn giữ ta khỏi những gì muốn huỷ diệt, muốn lấy mất nguồn sức sống của ta. Hãy để đời sống chính trực của ta là áo giáp bảo vệ ta khỏi bị tổn thương trong tâm hồn.
5. Đai chân lý (truth) – Nếu ta chỉ có sự thật trong lòng, sống và làm theo sự thật thì dù ai có đổ vạ cáo gian, có bịa điều đặt chuyện thì cũng chẳng làm gì được ta; ai có muốn làm cho ta bẽ mặt cũng không được, và “dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” Nếu có đai sự thật thì ta không sợ “khố ta bị tuột” và lộ ra những gì ta không muốn người khác thấy. Ta hãy xin Chúa cho ta chọn, sống, nghe, và nói sự thật, và chỉ có sự thật mà thôi, không hơn không kém.
6. Giày hăng say loan báo tin mừng bình an (gospel of peace) – Nếu muốn có tin mừng bình an thì phải có Vua Bình An ngự trị, để từ trong ra ngoài ta thật sự bình tâm. Tâm tĩnh thì mới tỉnh mà biết đâu là Tin Mừng để loan báo, chứ không loạn tâm thì coi chừng chỉ loan báo tin sầu, loan báo những điều làm người ta hoang mang thì phiền! Giày giúp chúng ta đứng vững, không đạp lên những gì làm đau chân, làm cản trở hay trì hoãn hành trình của ta. Sự hăng say trong tâm hồn để mang Chúa đến cho người khác cũng vậy, nó là động lực thúc ta tiến tới, không chùn bước vì những lời ra vô, những sự chỉ trích chê bai, những sự vong ơn bội nghĩa, những cản ngăn của tài chánh sức lực – ta vẫn háo hức nói về Chúa, vẫn thực thi đức bác ái như Chúa dạy, vì lòng ta biết sẽ trổ sinh hoa quả nơi người khác – ta biết họ sẽ được sự tốt lành tuyệt hảo gì nếu họ được đổi mới trong Thần Khí, được nên thọ tạo mới của Chúa Kitô.
7. Cầu nguyện luôn mãi (pray at every opportunity) – Cầu nguyện hay nói chuyện với Chúa để được luôn kết hợp với Chúa, để nhớ Chúa luôn kề bên, để nhắc nhở bản thân rằng nếu không có Chúa, nếu không kết hợp với Chúa thì ta chẳng làm được gì cả, và ta sẽ bị ác thần quật ngã ngay lập tức. Cầu nguyện để mở được trái tim Chúa Giêsu. Cầu nguyện để ta đừng nản lòng. Cầu nguyện để tỉnh thức, để có sức mạnh chiến đấu với các cơn cám dỗ. Cầu nguyện để có khả năng, có sức mạnh và mạnh dạn loan báo Tin Mừng. Cầu nguyện để các bộ phận khác của chi thể Chúa Giêsu – “toàn thể dân thánh” (Eph 4:18) – được mạnh mẽ trong đức tin, đức cậy, đức mến,v.v.
Một người lính chinh chiến mà cởi bộ giáp binh ra thì coi chừng bị thương, bị thiệt mạng. Chúng ta muốn dừng lại, muốn thoải mái, muốn nghỉ xả hơi, nhưng khốn là các kẻ thù thần thiêng của ta không mệt mỏi, không bao giờ ngủ. Chúng chỉ rình mò khi bản thân ta rã rời, tinh thần ta mệt mỏi, tâm linh ta xuống dốc để chúng “thừa nước đục thả câu.” Những lúc ta không muốn làm gì hết thì lúc đó là lúc ta cần bám chặt lấy Chúa nhất, cần gia tăng đời sống cầu nguyện và cần mặc trọn bộ binh giáp vũ khí của Chúa nhất. Chỉ có bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa mới giúp ta vận dụng toàn lực đối phó và đứng vững trước những ngày đen tối mà thôi (Eph 6:13).
Con xin kèm đây lời cầu xin mang bộ giáp binh của Chúa từ Rollin Hill, đã được Bác Sĩ/Nhạc Sĩ Nguyên Kha phỏng dịch cho chúng ta. Con cầu chúc mọi người đừng bao giờ bỏ xuống một phần nào của bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, nhưng luôn mang trọn hầu đứng vững và là một chiến sĩ đắc lực của Thiên Chúa!
No comments:
Post a Comment